ClockThứ Ba, 05/01/2021 10:54

Con gái Huế thời hiện đại

TTH - Hôm nay là ngày dạm hỏi của cô em họ tôi. Cả họ ai cũng vui mừng, háo hức đợi ngày được ăn “bánh kẹo”. Ba tôi thấy vậy liền nhắc khéo: “Tra rồi đó con gái nghe!”. Tôi chỉ cười! …

Chăm con như đàn bà HuếĐẹp như cô gái Huế!

Ba tôi không còn trẻ, ông thuộc lớp người xưa cũ. Ở cái tuổi 75, ông chỉ muốn con gái được yên bề gia thất, được bế đứa cháu ngoại, ngày ngày cùng cháu dạo khắp xóm để an yên cái tuổi già. Ba tôi rất yêu trẻ con, cũng chính vì thế mà ông muốn tôi sớm lập gia đình.

Mỗi lần về quê, câu hỏi đầu tiên tôi nhận được từ họ hàng là “Khi nào lấy chồng?”, tôi trả lời vài câu bông đùa: “Không ai chịu lấy con cả” thế là lại nhận được nhiều lời trách: “Đừng có mà kén chọn quá kẻo lại ở giá cả đời đấy. Tầm tuổi mày hồi xưa, người ta đã hai nách hai con cả rồi”. Tôi chỉ cười cho qua chuyện.

Nhưng đó chỉ là suy nghĩ của những người lớn tuổi thôi, còn đối với lứa tuổi của tôi bây giờ, chẳng ai có suy nghĩ sẽ lập gia đình sớm cả. Tôi có chơi với một vài đứa bạn trạc tuổi, mỗi khi nhắc đến chuyện lấy chồng, chúng nó đều nhăn mặt, bĩu môi: “Lấy chồng gì tầm này, đợi khi nào kinh tế ổn định, lúc đó hẵng tính”.

Quả thực mà nói, việc lấy chồng đối với tôi vẫn còn là một điều gì đó xa xỉ. Vào thời gian rảnh rỗi, tôi thường lướt một vòng ở các trang mạng xã hội, gia nhập vào một vài hội nhóm của các chị em phụ nữ, các mẹ “bỉm sữa” để nghe và tìm hiểu về những câu chuyện của họ. Tôi nhận ra rằng, vấn đề lớn nhất khiến một cuộc hôn nhân đổ vỡ khi kết hôn sớm là vì kinh tế không ổn định. Nào là tiền nhà, tiền ăn uống, tiền bỉm sữa, tiền học cho con… và hàng trăm vấn đề khác nảy sinh mà chúng ta không thể lường trước được.

Đó là còn chưa bàn đến việc chồng có yêu thương mình không, gia đình nhà chồng có tốt không, đối xử với mình như thế nào… Tất nhiên vẫn có một số ít người cưới chồng sớm nhưng lại rất hạnh phúc. Nhưng cũng không ít cặp đôi tan vỡ bởi những lý do không mong muốn. Tôi nhớ có một câu hát rằng: “Lấy chồng sớm làm gì để lời ru thêm buồn…”. Ngẫm mà thấy đúng thật!

Cuộc sống hôn nhân chẳng phải màu hồng. Nó là một thế giới đa màu sắc, việc của chúng ra là phải biết phối màu để những gam màu ảm đạm trở nên tươi sáng. Mà muốn tươi sáng thì phải có “chất xúc tác”. Chất xúc tác ở đây có thể là tình yêu, là hạnh phúc, là kinh nghiệm sống, là tài chính vững vàng… Nếu tự tin mình có đủ “chất xúc tác”, thì hôn nhân là việc dễ dàng.

Vậy nên phương châm của tôi là: “Không lấy chồng sớm”, bởi tôi cảm nhận được rằng, có quá nhiều yếu tố khiến mình chưa sẵn sàng cho một cuộc hôn nhân. Phần là vì tôi thấy mình còn quá trẻ con, chưa trải đời, chưa thực sự hiểu và thích nghi với cuộc sống hôn nhân. Phần là vì kinh tế tôi vẫn còn chưa ổn định. Hơn tất thảy, tôi là người sống theo xu hướng hiện đại, thích tự do, bay nhảy, thích đi đây đó, không ràng buộc. Vả lại, hôn nhân là kết quả của một quá trình tìm hiểu lâu dài. Bởi vậy, không cần phải vội.

Con gái Huế bây giờ khác với con gái Huế ngày xưa lắm, bởi họ tiếp xúc với môi trường hiện đại, họ đọc nhiều, xem nhiều và biết nhiều hơn về cuộc sống, về xã hội. Họ có nhiều ước mơ, nhiều hoài bão lớn lao hơn là việc lập gia đình và gò bó trong một cuộc hôn nhân đầy ngột ngạt. Họ đủ hiểu biết, đủ kinh nghiệm để khiến bản thân mình trở nên hạnh phúc. Họ biết khi nào nên và khi nào là chưa phải lúc. Chậm một chút cũng được nhưng mà chắc, đó mới là suy nghĩ hiện đại, là phương châm của con gái Huế thời 4.0.

CHÂU THÁI

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Du lịch cắm trại “bùng nổ”

Du lịch cắm trại đang thu hút nhiều người tham gia, chủ yếu là các bạn trẻ. Ngày hè, vào dịp cuối tuần hay vào các kỳ nghỉ ngắn ngày, nhiều nhóm bạn, gia đình, người thân tìm nơi tĩnh lặng để được hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống yên bình…

Du lịch cắm trại “bùng nổ”

TIN MỚI

Return to top