ClockThứ Ba, 17/11/2015 17:26

Con hư đắng lòng cha mẹ

TTH - Nhìn đứa con gái trẻ trung, da dẻ trắng hồng, mặt mày xinh xắn, nhưng đã lần thứ 5 đứng sau vành móng ngựa, người cha vừa thương vừa giận và xấu hổ đến trào nước mắt.

Cuối tháng 11/2014, trong khi đạp xe “dạo quanh” phố, “tia” thấy một quán tạp hóa không có người trông giữ, Hoàng Thị Thủy (trú phường An Cựu, TP Huế)đột nhập vào, lấy cắp 1 hộp đựng card điện thoại, tổng giá trị 6 triệu đồng. 21 tuổi, nhưng đây là “lần thứ n” Thủy giở ngón đạo chích.Lúc tòa hỏi đây là lần thứ mấy bị cáo phạm tội, Thủy lí nhí trả lời không nhớ. Vị chủ tọa “liệt kê”, với hành vi trộm cắp, lúc mới 14 tuổi bị cáo bị UBND TP Huế đưa vào trại giáo dưỡng 12 tháng; năm 2011, bị Công an phường An Cựu xử phạt hành chính; năm 2012 bị TAND TP Huế xử phạt 6 tháng tù (đã chấp hành án xong); tháng 10/2013 tiếp tục bị TAND TP Huế xử phạt 6 tháng tù, vì đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên được hoãn thi hành án, nhưng vẫn tiếp tục gây án nên năm 2014 TAND TP Huế xử phạt 1 năm tù, tổng hợp hai bản án là 1 năm 6 tháng tù. Cũng trong năm 2014, bị cáo tiếp tục tái phạm, bị Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Phú Vang khởi tố vụ án, ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Lần phạm tội ở Phú Vang chưa kịp ra tòa, thì bị cáo lại “ra tay” tại địa bàn TP Huế. Bị cáo vừa bị xét xử vì lần trộm cắp tại Phú Vang và nay là lần thứ 5 đứng sau vành móng ngựa.

Người dự khán “mắt tròn mắt dẹt” trước bản “chiến tích” của nữ bị cáo. Nhiều tiếng xì xào “trẻ trung, trắng trẻo xinh xắn mà răng... uổng rứa”. Người mẹ mới ngoài 50 thân hình xác ve, già như bà cụ 70 tuổi ôm đứa cháu ngoại (con của bị cáo) cúi mặt. Người cha mặt đỏ tía lên, trào nước mắt rồi lầm lũi bỏ ra ngoài hành lang. Ông đau khổ kể, mình suốt ngày chạy xe thồ, làm thuê, còn vợ nhặt ve chai. Cực khổ nuôi con ăn học mà nó đâu có chịu học. Mới lớp 7 Thủy bỏ học, theo bạn bè lêu lổng đàn đúm. Thiếu tiền tiêu xài mới sa vào trộm cắp. Đứa cháu ngoại của ông có mẹ, còn cha chẳng biết là ai. Con gái ông dại dột hư hỏng nên năm 18 tuổi “vác” cái bụng “chửa hoang” về nhà. Con hư nhưng không thể bỏ. Vợ chồng ông cưu mang nuôi nấng, khuyên răn đủ cách, mong con tu chí lao động kiếm đồng tiền lương thiện mà sống. Làm mẹ rồi phải làm gương cho con. Vậy mà sinh nở xong, vứt con lại cho hai thân già, đứa con gái hư hỏng lại lang thang đàn đúm, lại tiếp tục ăn trộm của người ta để có tiền tiêu xài.

Người mẹ thiểu não im lặng. Dì ruột của bị cáo nhắc anh rể: “Thôi kể lể làm chi nữa, chừ hắn “ra đây” cũng là tội nghiệp rồi. Lúc nãy đứng trước tòa hắn khóc. Tòa hỏi tại sao khóc, có phải oan ức không, hắn nói không oan, chỉ thương cha mẹ...”. Cha của bị cáo ngắt lời em vợ: “Tui cũng thấy cảnh đó rồi. Lúc nãy tòa hỏi hắn nếu thương bố mẹ sao bị cáo không nghĩ đến bố mẹ mà dừng tay, sao còn phạm tội liên tục. Giờ đứng ở đây, bị cáo mới nói thương bố mẹ, có phải là muộn lắm không?”. Người cha giãi bày, câu hỏi của tòa cũng là trăn trở gan ruột của ông. Nếu đứa con đó biết thương cha mẹ, biết xót con nhỏ thì đã “dừng tay” như tòa phân tích, chứ đâu cố tình trượt dài vào tội lỗi.

Mặt người cha càng khắc khổ hơn khi nhớ lại những lần người thân trong gia đình hết nói ngon nói ngọt khuyên can, đến bất lực xích chân Thủy vào chân giường. Ấy vậy mà đứa con gái vẫn không tỉnh ngộ. Mỗi lần vợ ông gom góp chút đồ ăn thức uống lên trại giam thăm Thủy, ông đều “cằn nhằn”, thương con thì không được “mềm yếu”, phải nhờ hoàn toàn vào cơ quan pháp luật. “Người ta” có chế độ chính sách rèn luyện. Vào “trong đó” đương nhiên phải chịu khổ hơn ở ngoài. Mà phải cho hắn nếm mùi thiếu thốn cực khổ mới biết.

Giờ nghị án, bị cáo bị đưa vào phòng cách ly. Người mẹ lật đật bồng cháu ngoại, xin theo vào phòng cho mẹ con Thủy gặp nhau. Người cha cũng theo sau, nhưng giọng bực dọc: “Người ta trót dại một lần thì biết quay đầu để làm lại cuộc đời, còn mi có một tội mà phạm mãi không chừa. Tau lên ngồi dự tòa mà thấy “dị”, không dám ngẩng đầu nhìn mọi người xung quanh”. Ông bảo vợ bồng cháu vào cho mẹ hắn thăm con, nhân tiện “chỉ” đứa con thiếu sữa thiếu ăn, ốm đau quặt quẹo cho hắn thấy may ra lay động được lương tâm của người mẹ, tu tâm cải tạo cho tốt rồi ra kiếm việc lương thiện mà làm ăn, nuôi con, đừng tiếp tục phạm pháp nữa.

Phạm Thùy Chi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6: Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi

Cuộc đánh chiếm đảo Cô Lin của kẻ thù vào năm 1988 đã thất bại trước sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ Hải quân. Hình ảnh con tàu HQ 505 huyền thoại bốc cháy thành ngọn lửa quyết tử để giữ được đảo Cô Lin luôn in hằn trong trí nhớ người dân Việt Nam. Cô Lin ngày xưa kiên cường, Cô Lin ngày nay luôn chắc tay súng, thường trực cảnh giác để canh giữ trời biển. Gió biển vẫn mát rượi thổi vào đảo như tình yêu quê hương…

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6 Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Return to top