Thế giới

Con số thương vong do lũ lụt nghiêm trọng tại Indonesia ngày một tăng

ClockThứ Sáu, 03/01/2020 11:28
Theo dữ liệu của Cơ quan quản lý thảm hoạ quốc gia Indonesia, tính đến chiều 2/1/2020, trận lũ lụt đã khiến 24 người thiệt mạng...

Indonesia phải di dời thủ đô do thành phố Jakarta đang chìm dầnThái Lan: Các tỉnh phía nam hứng chịu lũ lụt do mưa lớn

Người dân thủ đô Jakarta của Indonesia và các vùng lân cận đã đón năm mới 2020 bằng trận lũ lụt nghiệm trọng nhất. Con số thương vong do lũ lụt ngày một tăng.
Theo dữ liệu của Cơ quan quản lý thảm hoạ quốc gia Indonesia, tính đến chiều 2/1/2020, trận lũ lụt đã khiến hơn 24 người thiệt mạng và hơn 30 triệu người dân thủ đô và các vùng lân cận phải đi sơ tán. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra do hạ thân nhiệt, chết đuối và lở đất, một số trường hợp cũng xảy ra do điện giật.

Lũ lụt làm tê liệt giao thông thành phố

Công ty điện lực quốc gia đã tắt điện ở hàng trăm quận trong thành phố để đảm bảo an toàn. Lũ lụt khiến sân bay Halim Perdana Kusuma ở phía Đông Jakarta tạm đóng cửa, nhiều tuyến đường tê liệt do ngập lụt. Tài sản, xe cộ bị nhấn chìm dưới nước. Đây được cho là trận lụt tồi tề nhất lịch sử thành phố này kể từ năm 2007, khi một trận lụt lớn cũng khiến hơn 50 người dân thủ đô thiệt mạng.
Bộ trưởng Bộ Lao động và Nhà ở nhân dân, Basuki Hadimuljono giải thích, nguyên nhân chính của trận lụt là do lượng mưa lên tới 377 mm và kéo dài hơn bình thường.
Tuy nhiên, ông Basuki cũng cho rằng nguyên nhân trận lụt là do Thống đốc Jakarta chưa thực hiện chương trình bình thường hoá dòng sông Ciliwung một cách nhanh chóng.
Xe cộ chìm trong biển nước

Một nguyên nhân khác gây ra lũ lụt trên khắp Jakarta và các vùng lân cận theo ông Basuki, là sự chậm trễ trong việc xây dựng hai đập Ciawi và Sukamahi, nơi nhận lượng nước lớn từ thượng nguồn và sau đó chảy vào Jakarta.

Trong khi đó, Tổng thống Joko Widodo cho biết, vấn đề lũ lụt ở Jakarta, Tangerang, Bekasi, Bogor và nhiều khu vực khác là do hệ sinh thái bị tiêu huỷ.
Theo Tổng thống Joko Widodo: "Nguyên nhân lũ lụt còn do hệ sinh thái đang bị huỷ diệt, những sai lầm của chúng ta trong việc xử lí rác thải ở mọi nơi. Tôi yêu cầu chính quyền từ trung ương đến địa phương cần hợp tác để xử lý hậu quả. Quan trọng nhất bây giờ là phải sơ tán các nạn nhân trong vụ lũ lụt. Chúng tôi sẽ thảo luận về vấn đề xử lý lũ lụt trong cơ sở hạ tầng sau khi việc xử lý sơ tán hoàn tất".

Sơ tán người dân vùng lũ ở Indonesia. (Ảnh: CNBC)

Lũ lụt đã trở thành vấn nạn thế kỷ của Jakarta kể từ thời thuộc địa Hà Lan và ngày một trở nên nghiêm trọng. Hệ thống thoát nước ở Jakarta được đánh giá tồi tệ và hiện nay 40% diện tích Jakarta hiện nằm dưới mực nước biển.

Cho đến nay, chính quyền thành phố Jakarta và Tổng thống Indonesia vẫn chưa có phương án giải quyết vấn  nạn lũ lụt thủ đô một cách hệ thống, mặc dù đây luôn là vấn đề được đưa ra trong các chiến dịch tranh cử của các lãnh đạo nước này./.
 
Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
Return to top