ClockThứ Ba, 23/08/2022 08:51

Công bố 447 ứng viên xét công nhận tiêu chuẩn GS, PGS năm 2022

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách các ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2022.

Gần 160 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thành phốĐiều chỉnh thời gian xét công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2021

Theo đó, có tổng số 447 ứng viên được các Hội đồng Giáo sư (GS) cơ sở xét duyệt chuyển lên 26/28 Hội đồng GS ngành/liên ngành.

Hội đồng GS ngành Khoa học Quân sự và Hội đồng GS ngành Khoa học An ninh không công khai danh sách ứng viên vì lý do đặc thù theo quy định.

Trong số 26 Hội đồng Giáo sư ngành/ liên ngành công khai ứng viên, Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế có số lượng ứng viên đông nhất là 59 ứng viên GS, PGS.

Tiếp đến là Hội đồng GS ngành Y học với 53 ứng viên. Số lượng nhiều thứ ba là Hội đồng GS liên ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm với 50 ứng viên.

Hội đồng GS ngành Vật lý có 27 ứng viên; Hội đồng GS ngành Sinh học và Cơ khí - Động lực có 25 ứng viên/Hội đồng.

Hội đồng GS ngành Tâm lý, ngành Luyện kim có ít ứng viên nhất, 1 ứng viên/Hội đồng; Hội đồng GS liên ngành Sử học - Khảo cổ - Dân tộc học có 2 ứng viên; Hội đồng GS Ngôn ngữ học có 3 ứng viên; Hội đồng GS Dược học có 4 ứng viên.

Trong số 26 ngành có ứng viên xét công nhận tiêu chuẩn GS, PGS gồm ngành: Dược học; Giáo dục học; Luyện kim; Ngôn ngữ học; Tâm lý học; Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục Thể thao; Văn học; liên ngành Xây dựng - Kiến trúc năm nay không có ứng viên nào xét công nhận GS.

Năm 2021, số lượng ứng viên được Hội đồng GS cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS là 451 ứng viên.

Trong đó, đông nhất là số ứng viên thuộc Hội đồng GS ngành Y học với 57 người, Hội đồng GS ngành Kinh tế với 56 người, Hội đồng GS ngành Hóa - Công nghệ thực phẩm với 44 người.

Theo Tiền phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu - người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam) mới đây đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề về giáo dục hiện nay. Bà chia sẻ về áp lực của giáo viên, học sinh cùng trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chương trình giáo dục liên tục thay đổi.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau
Return to top