ClockThứ Năm, 24/06/2021 19:40

Công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2020: Thừa Thiên Huế tăng 10 bậc, xếp thứ 3 toàn quốc

TTH.VN - Chiều 23/6, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số CCHC năm 2020 (PAR index 2020) của cấp bộ, UBND cấp tỉnh và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2020 (SIPAS 2020). Tỉnh Thừa Thiên Huế đứng thứ 3/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng, tăng 10 bậc so năm 2019.

Nâng cấp Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh trở thành Trung tâm Lưu trữ dữ liệu lớnHiệu ứng từ đô thị thông minhPhạt “nguội”, nhưng “nóng”Xây dựng thương hiệu Hue-S thành mạng xã hộiDẫn đầu cải cách hành chínhBứt phá trong công tác cải cách hành chính ở Quảng ĐiềnGiải quyết thủ tục hành chính đúng thời gian quy địnhCải cách hành chính bắt đầu từ yếu tố con ngườiPhú Lộc nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ côngSở Nội vụ và huyện Quảng Điền dẫn đầu bảng xếp loại cải cách hành chính năm 2020

UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình phát biểu tham luận tại hội nghị 

Thực hiện “mục tiêu kép”

Theo đó, ở khối UBND cấp tỉnh Quảng Ninh xếp đầu bảng với 91.04 điểm, xếp thứ 2 là Hải Phòng với 90.51 điểm, Thừa Thiên Huế xếp thứ 3 với 88.47 điểm; các tỉnh Phú Yên và Quảng Ngãi lần lượt xếp 62 và 63 với 73.43 và 73.25 điểm.

Theo đánh giá, Chỉ số CCHC 2020 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kết quả đạt giá trị trung bình là 83.72%, cao hơn 2.57% so với giá trị trung bình năm 2019 (đạt 81.15%) và đạt giá trị cao nhất trong 5 năm gần đây. So sánh kết quả của 63 địa phương cho thấy, có 38 đơn vị đạt Chỉ số CCHC cao hơn giá trị trung bình của cả nước.

Kết quả Chỉ số CCHC năm 2020 các bộ, ngành cho thấy tiếp tục tập trung vào 2 nhóm điểm: Nhóm thứ nhất, đạt kết quả Chỉ số CCHC trên 90%, tiếp tục là 3 đơn vị: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp; Nhóm thứ hai, đạt kết quả Chỉ số CCHC từ trên 80% đến dưới 90%, gồm 14 đơn vị còn lại. Không có đơn vị nào có Chỉ số CCHC dưới 80%.

Năm 2020, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực, đổi mới và sáng tạo trong chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ CCHC nhằm kịp thời ứng phó với những khó khăn, thách thức và những ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 gây ra, góp phần thực hiện thành công “mục tiêu kép” là vừa phòng, chống dịch và phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.

Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, giải pháp cấp bách để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Các địa phương đã triển khai nhiều biện pháp cụ thể, sáng tạo để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ CCHC được giao, phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tiễn tại địa phương, giúp kết quả CCHC trong năm 2020 có nhiều chuyển biến rõ nét…

Tại buổi lễ, Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2020 (SIPAS). Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang lần lượt xếp 3 vị trí đầu bảng, ở cuối bảng gồm Cao Bằng, Đắc Lắc, Bình Thuận. Thừa Thiên Huế xếp thứ 29/63 (năm 2019 xếp 57/63).

Thừa Thiên Huế với nhiều sáng kiến

Thừa Thiên Huế có nhiều đổi mới, sáng tạo trong CCHC 

Tham luận tại hội nghị, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục xác định công tác CCHC gắn với xây dựng chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh là Chương trình trọng điểm trong phát triển kinh tế - xã hội. 

“Điểm nổi bật của tỉnh Thừa Thiên Huế là xây dựng chính quyền điện tử gắn với CCHC và ứng dụng CNTT, với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ. Tỉnh triển khai nhiều giải pháp xây dựng một chính quyền phục vụ, một đô thị thông minh, trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu toàn quốc về phát triển chính phủ điện tử cấp tỉnh. Chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng CNTT (ICTIndex) của tỉnh năm 2019 và 2020 liên tục xếp vị trí thứ 2 trên toàn quốc”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thông tin, đến nay, 100% TTHC của tỉnh được cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 2 trở lên; trong đó, DVCTT mức độ 3 đạt 79,4%, DVCTT mức độ 4 đạt 31,4%; 100% hồ sơ của người dân, doanh nghiệp được số hoá, ký số và xử lý theo quy trình điện tử trên môi trượng mạng, có thể tra cứu trạng thái giải quyết hồ sơ trực tuyến qua mạng Internet, SMS, qua ứng dụng Hue-S.,.. góp phần giảm giấy tờ, thời gian, chi phí, tạo sự đồng thuận cao trong giải quyết TTHC.

Ngoài ra, tỉnh có nhiều sáng kiến CCHC thực hiện trong trạng thái “bình thường mới”: áp dụng quy trình thanh toán không sử dụng tiền mặt trong thu phí, lệ phí giải quyết TTHC áp dụng tại 3 cấp từ năm 2020 nhằm hạn chế tiếp xúc, lây lan dịch COVID-19, tiết kiệm được nhân lực, biên chế thu phí tại các bộ phận một cửa…

Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (ĐTTM) đưa vào vận hành gần 20 dịch vụ ĐTTM. Dịch vụ ĐTTM giúp giảm bớt khâu xử lý trung gian, phương thức giám sát hiện đại. Việc xử lý trên dữ liệu số, quy trình số giảm đến hơn 65% thời gian xử lý so với trước đây. Kết quả công khai được người dân giám sát, từ đó trách nhiệm xử lý được nâng cao trong cơ quan nhà nước. Tỷ lệ hài lòng và chấp nhận của người dân luôn đạt mức trên 80%, tỷ lệ xử lý trễ hạn luôn nhỏ hơn 3%...

“Kết quả đạt được là tiền đề quan trọng để tiếp tục tổ chức chỉ đạo triển khai tốt hơn nữa công tác CCHC của tỉnh trong thời gian tới, hoàn thiện nền hành chính theo hướng phục vụ, với phương châm lấy dân làm trung tâm, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo và phục vụ”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm

Sau hơn 5 năm triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (gọi tắt là Nghị quyết 28), vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng như nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày càng nâng cao, góp phần gia tăng số người tự nguyện tham gia các loại hình bảo hiểm.

Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm
“Đòn bẩy” để người nghèo vươn lên

Xây dựng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, kết nối những tấm lòng hảo tâm cùng chung tay với chính quyền địa phương để giúp các hộ nghèo, cận nghèo vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Đó là những gì Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam phường Đông Ba, TP. Huế đã và đang làm được để tạo nên những “đòn bẩy” giúp người nghèo vươn lên.

“Đòn bẩy” để người nghèo vươn lên
Giám sát, ngăn chặn dịch sốt xuất huyết trên địa bàn TP. Huế

Ngày 18/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho biết, đơn vị tổ chức nhiều đợt giám sát, quản lý, phòng chống sốt xuất huyết (SXH), điều tra chỉ số bọ gậy (loăng quăng), đánh giá nguy cơ, bàn giải pháp can thiệp sớm ở các địa bàn trước tình trạng các ca bệnh gia tăng.

Giám sát, ngăn chặn dịch sốt xuất huyết trên địa bàn TP Huế
Vì người dân phục vụ

Phòng Cảnh sát quản lý Hành chính về Trật tự xã hội (QLHC về TTXH) Công an tỉnh luôn xác định, cải cách hành chính là khâu đột phá tạo chuyển biến về chất lượng, hiệu quả trên tất cả các mặt công tác, phục vụ Nhân dân tốt hơn; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Vì người dân phục vụ
Giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững

Các hội, đoàn thể trên địa bàn huyện Phú Lộc đang làm tốt công tác ủy thác vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), trở thành cầu nối quan trọng khi mang nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Cũng từ đó, nhiều gia đình đã có vốn để đầu tư vào phát triển trồng trọt, chăn nuôi, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững

TIN MỚI

Return to top