ClockThứ Hai, 24/10/2022 14:03

Công chức, viên chức mong chờ được tăng lương cơ sở

TTH - Trước đề xuất tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng (tăng khoảng 20,8%), nhiều công chức, viên chức (CCVC) trong tỉnh bày tỏ vui mừng, hy vọng đề xuất này sẽ sớm được chấp thuận và đi vào thực tế, kịp thời động viên cũng như giúp đời sống của họ đỡ khó khăn.

Tăng lương cơ sở để giữ chân người tàiTỷ lệ gia tăng lao động trong doanh nghiệp đang chững lại

Nhiều công chức, viên chức mong được tăng lương cơ sở

Vào cuối năm 2019, Quốc hội đã ra Nghị quyết giao Chính phủ điều chỉnh, tăng lương cơ sở từ 1.490.000 lên 1.800.000 đồng/tháng, từ 1/7/2020. Điều đó có nghĩa là lương cơ sở sẽ được tăng khoảng 20,8%. Tuy nhiên sau đó, dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng đến việc tăng lương. 3 năm qua, mức lương cơ sở vẫn dậm chân tại chỗ…

Chị  Nguyễn Thị Huyền, viên chức làm việc đã 5 năm, nhưng tổng thu nhập hiện nay, theo tính toán của chị, chỉ rơi vào tầm 3,7 triệu đồng/tháng. Cụ thể, hiện chị Huyền có hệ số lương là 2,67 và mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng. Ngoài ra, chị không có khoản phụ cấp nào. “Với tổng thu nhập 3,7 triệu  đồng/tháng, tôi khá chật vật cho việc thuê nhà, tiền điện nước, xăng xe và ăn uống. Chưa kể, những khoản chi tiêu khác như đi ăn cưới, giỗ, thăm người thân đau ốm... Những nhu cầu hưởng thụ văn hóa như xem phim, mua sách dường như phải nán lại”, chị Huyền cho biết.

Đồng lương viên chức eo hẹp, nhiều CCVC kinh doanh thêm bằng hình thức online. Cô Phan Thị Minh Châu, phường Phú Cát bày tỏ: “Giá cả những mặt hàng thiết yếu có xu hướng tăng; trong khi đó, lương cơ bản chưa được tăng, nên các giáo viên như chúng tôi khá vất vả. Ngoài giờ lên lớp, tôi cũng tranh thủ bán hàng online, lấy công làm lãi, ship từng món hàng để kiếm thêm thu nhập”.

Nhiều viên chức khéo tay, chọn cách làm các loại bánh hạt, bánh kem, kẹo nuga… để kiếm thêm thu nhập.  Sau giờ làm, hai vợ chồng anh Phan Anh, chị Nguyễn Thị Hiền ở đường Lê Ngô Cát lại cần mẫn làm bánh trong căn bếp nhỏ. “Cả 2 vợ chồng có thu nhập từ lương tầm hơn 10 triệu, chúng tôi khá chật vật trong chi tiêu, do vậy làm bánh hand made như thế này với lượng khách vừa vừa cũng giúp chúng tôi có thu nhập trang trải cuộc sống”, chị Hiền tâm sự.

Nghe thông tin đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng, chị Hiền  tỏ ra vui mừng. “Ai cũng mong muốn được tăng lương, nhất là viên chức như tôi. - Tôi mong sớm được tăng lương, và tăng lương cơ sở từ đầu năm 2023 là hợp lý, không nên tăng muộn hơn nữa, 3 năm rồi viên chức chưa được tăng lương cơ sở” - chị Hiền phân tích.

Hiện nay, giá cả những mặt hàng thiết yếu có xu hướng tăng đã làm cho thu nhập thực tế của CCVC giảm xuống, gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt, đặc biệt với CBCNVC có thu nhập thấp, nhất là đối với các cặp vợ chồng trẻ có con nhỏ. “Công chức trẻ chúng tôi hầu như không thể có tích lũy. Muốn mua chiếc điện thoại, hay các vật dụng gia đình đều phải vay ngân hàng hoặc trả góp hàng tháng”, chị Huyền tâm sự.

Ông Hoàng Trọng Lam, Trưởng ban Chính sách pháp luật - Quan hệ lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết, nước ta đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003. Với cán bộ, CCVC, lần điều chỉnh tăng lương cơ sở gần nhất là từ 1/7/2019, điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1.390.000 đồng lên mức 1.490.000 đồng. Người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 3.250.000đ lên 3.630.000đ  vào tháng 7/2022. “Sau 3 năm không tăng, mức tăng lương cơ sở đề xuất là từ 1.490.000 đồng lên 1,8 triệu đồng, tương đương với 20,8% là phù hợp”, ông Lam phân tích.

Ông Lam cũng cho rằng, người lao động nên được tăng lương sớm ngay từ đầu năm 2023, vì hiện nay giá cả những mặt hàng thiết yếu có xu hướng tăng. Việc tăng lương sớm còn kịp thời động viên lực lượng CCVC cũng như bù đắp cho họ phần chi phí sau thời gian chống dịch COVID-19.

Bài, ảnh: ĐĂNG TRÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Chả bò Đà Nẵng - Review 6 cơ sở bán chả bò ngon, ship tận nơi

Đi Đà Nẵng nên mua đặc sản gì làm quà? Đặc sản nổi tiếng Đà Nẵng không thể bỏ lỡ? Đây là những từ khóa mà du khách cực kỳ quan tâm khi có dịp du lịch đến phố biển. Nhắc đến đặc sản ngon, nổi tiếng Đà thành, sẽ là một sự thiếu sót nếu bỏ qua món chả bò Đà Nẵng. Với uy tín đến từ thương hiệu và chất lượng sản phẩm, chả bò Đà thành sẽ khiến du khách trầm trồ khi có dịp thưởng thức.​

Chả bò Đà Nẵng - Review 6 cơ sở bán chả bò ngon, ship tận nơi
Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế

Thừa Thiên Huế đang tập trung xây dựng để gia nhập vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO với tôn chỉ hướng tới là thúc đẩy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị bền vững. Có 7 lĩnh vực sáng tạo được xác định để UNESCO xét ghi danh, tham gia mạng lưới, gồm: thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông đa phương tiện và âm nhạc. Trong những lĩnh vực đó, Thừa Thiên Huế chọn ưu thế về tiêu chí Ẩm thực để tiến hành điều nghiên, lập hồ sơ trình xét trong năm 2024.

Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế

TIN MỚI

Return to top