ClockThứ Năm, 24/08/2017 08:22

Công điện triển khai ứng phó với cơn bão số 6

TTH.VN - Ngày 23/8, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký Công điện số 1262/CĐ-TTg yêu cầu các đơn vị chủ động triển khai ứng phó bão, mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 6.

\Công điện gửi tới Ủy ban nhân dân các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Phú Thọ, Hòa Bình; Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Quốc phòng, Công an. 

Nội dung công điện như sau:

Bão số 6 (tên quốc tế là HATO) là cơn bão rất mạnh, đã đổ bộ vào tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Tuy nhiên, dự báo bão có thể gây gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10 trên Vịnh Bắc Bộ, gió cấp 6, giật cấp 8 trên đất liền các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng; hoàn lưu bão có thể gây mưa vừa, mưa to tại Bắc Bộ, đặc biệt tại các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu có mưa to đến rất to, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Để chủ động ứng phó với mưa lũ, hạn chế thiệt hại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với bão và mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 6, trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau: kiểm tra, rà soát, chủ động sơ tán khẩn cấp các hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là tại các khu vực hầm lò, khai thác khoáng sản, khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét hoặc bị ngập sâu khi mưa lớn để bảo bảo an toàn tính mạng cho người dân; triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, nhà cửa, kho tàng, công trình xây dựng trên địa bàn; kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các khu vực nước ngập sâu, chảy xiết, nhất là qua các ngầm, tràn để bảo đảm an toàn; chủ động tiêu thoát nước chống ngập úng các đô thị, khu dân cư và bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả bão, lũ.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều, hồ đập và công trình thủy lợi, giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, hoạt động thủy sản.

3. Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị quản lý hồ đập thủy điện triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đối với hầm lò, khu vực khai thác khoáng sản, hồ đập thủy điện và hệ thống điện.

4. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo khắc phục nhanh sự cố trong các đợt mưa lũ vừa qua; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện tại các khu vực trọng điểm, xung yếu có nguy cơ sạt lở để sẵn sàng khắc phục ngay khi xảy ra sự cố; chỉ đạo bảo đảm an toàn giao thông vận tải thủy.

5. Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng hỗ trợ địa phương tổ chức sơ tán, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, tổ chức dự báo, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan có liên quan để kịp thời thông tin đến người dân và phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó với bão, mưa lũ.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng tần suất, thời lượng phát sóng, đưa tin kịp thời về diễn biến bão, lũ, dự báo, chỉ đạo ứng phó với bão, lũ để các cơ quan và người dân biết, chủ động ứng phó, tránh tư tưởng chủ quan.

8. Các bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp với các địa phương sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với bão theo quy định.

9. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ; quyết định ban hành lệnh vận hành các hồ chứa thủy điện lớn theo Quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình đầu mối, an toàn vùng hạ du, nâng cao hiệu quả phát điện; kịp thời chỉ đạo, đôn đốc của các bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp ứng phó; báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kịp thời những vấn đề vượt thẩm quyền. 

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn
Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô

Nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN), phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tổ chức nạo vét kênh mương, hệ thống thủy lợi, xây dựng lại cơ cấu cây trồng để thích ứng kịp thời trong điều kiện khô hạn và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho từng vùng đất.

Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô
Return to top