ClockThứ Sáu, 10/07/2020 15:52

Cộng đồng là chủ thể trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

TTH - Như nhiều địa phương khác, Thừa Thiên Huế đứng trước thực trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) bị khai thác, sử dụng quá mức, có nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng.

Công bố thành lập Khu bảo tồn đất ngập nước Tam Giang - Cầu HaiBảo tồn đa dạng sinh học dựa vào thiên nhiên

Thả tôm cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành các chiến lược và kế hoạch hành động quan trọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong đó chú trọng đến giải pháp tăng cường năng lực cộng đồng địa phương và thúc đẩy khả năng hợp tác giữa các nhóm cộng đồng với các bên tham gia khác trong hoạt động quản lý và bảo tồn TNTN tại địa phương.

Trong bối cảnh một số khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) được thành lập như Khu BTTN đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai hay những khu BTTN đã được thành lập trước đó như Khu BTTN Phong Điền, Khu BT Sao La… do thiếu hụt nhiều nguồn lực, nên nhu cầu huy động cộng đồng tham gia vào hoạt động BTTN càng hết sức cần thiết. Vì thế, ngoài ban quản lý khu BTTN còn cần xây dựng biên bản ghi nhớ phối hợp với chính quyền các xã vùng đệm cũng như đại diện các nhóm cộng đồng người dân địa phương để duy trì và phát triển các hoạt động quản lý TNTN tại khu bảo tồn.

Theo kinh nghiệm thực tiễn của những người hoạt động trong công tác quản lý TNTN, đừng bao giờ đòi hỏi sự hợp tác vô tư của cộng đồng trong khi không mang lại bất cứ lợi ích nào trước mắt cho họ. Vì thế, tùy từng điều kiện thực tế để xây dựng các chính sách phù hợp về cải thiện sinh kế cho cộng đồng sinh sống dựa vào nguồn TNTN vì chính họ đang tạo ra nhiều áp lực vào TNTN.

Bên cạnh tạo sinh kế, đem lại nguồn lợi thiết thực, hoạt động truyền thông thông qua mạng lưới giáo dục bảo tồn như các câu lạc bộ, các hội, nhóm, tổ… có tác dụng rất lớn trong việc tuyên truyền, giáo dục để cộng đồng tuân thủ pháp luật cũng như các quy định bảo tồn.

Cùng với đó, đơn vị quản lý cần nghiên cứu, xây dựng các mô hình và chuyển giao cho cộng đồng địa phương quản lý, sử dụng cũng là một hình thức thúc đẩy sự tham gia cộng đồng vào công tác bảo tồn TNTN có hiệu quả. Điều này đảm bảo tính bền vững của các dự án và các hoạt động bảo tồn có cơ hội phát triển sâu rộng. Trên địa bàn tỉnh, thời gian qua đã có nhiều mô hình quản lý TNTN như thiết lập các khu du lịch sinh thái do cộng đồng quản lý tại các huyện như A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, TX. Hương Trà, Phú Lộc…; các câu lạc bộ, hội thiên nhiên vì cuộc sống xanh, mô hình làng sinh thái lâm nghiệp và một số mô hình cộng đồng địa phương tham gia quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản như ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, Khu bảo tồn Sao La, Khu BTTN Phong Điền và hàng chục khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Thời gian gần đây, cộng đồng địa phương bắt đầu được khuyến khích tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, đánh giá nguồn tài nguyên. Nếu như trước đây họ chỉ tham gia các hoạt động này với tính chất thụ động như chỉ là người dẫn đường hay giúp việc, thì hiện nay một số người dân địa phương có năng lực, kinh nghiệm đã được huy động tham gia các đợt khảo sát, thực địa như là một nhà nghiên cứu thực thụ. Đây là sự phối hợp và gắn trách nhiệm giữa các bên liên quan, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của nguồn TNTN.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: Giá trị văn hóa thời Nguyễn, gồm 23 bài viết với 380 trang. Các bài viết đã nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, mang tính chất tổng kết nghiên cứu di sản Cố đô Huế, góp phần làm rõ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa Huế.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn
Gần gũi thiên nhiên với biophilic design

Xu hướng thiết kế biophilic design chú trọng việc kết nối con người với các yếu tố từ thiên nhiên, tạo ra không gian chữa lành ngay tại nhà.

Gần gũi thiên nhiên với biophilic design
Chuyên gia Đức lan tỏa áo dài Việt

Thấm thoát đã 20 năm kể từ khi Andrea Teufel, chuyên gia bảo tồn, trùng tu người Đức đặt những bước chân đầu tiên đến Huế, để rồi bà đã chọn mảnh đất này làm quê hương thứ hai. Chính sự nỗ lực của Andrea Teufel cùng các cộng sự đã góp phần hồi sinh di sản Huế hôm nay.

Chuyên gia Đức lan tỏa áo dài Việt
Hợp tác quốc tế trong bảo tồn di sản

Với sự hỗ trợ và kết nối của UNESCO, 15 chính phủ, 50 tổ chức phi chính phủ và hơn 10 tổ chức quốc tế đã triển khai các hoạt động hợp tác nghiên cứu bảo tồn di sản Huế, với tổng kinh phí hơn 10 triệu USD.

Hợp tác quốc tế trong bảo tồn di sản
Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số đối mặt nhiều thách thức

Chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh những năm qua dù không ngừng được đẩy mạnh, nhưng vẫn đang đối mặt rất nhiều thách thức. Mối lo khi nhiều làng nghề truyền thống, những nét đẹp trong đời sống văn hóa cũng như sự tiếp nối trong thế hệ kế cận đang bị đứt đoạn và đặt ra bài toán cần có chính sách mạnh mẽ hơn nữa để bảo tồn.

Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số đối mặt nhiều thách thức
Return to top