ClockChủ Nhật, 22/04/2018 15:23

Cộng đồng quốc tế thận trọng với tuyên bố của Triều Tiên

Hoan nghênh nhưng khá thận trọng với tuyên bố của Triều Tiên, nhiều nước tuyên bố sẽ tiếp tục gia tăng sức ép với Triều Tiên.

Mỹ - Hàn thảo luận về mối đe dọa hạt nhân, tên lửa Triều TiênMỹ hoan nghênh quyết định ngừng điều tra hạt nhân đối với IranLãnh đạo Triều Tiên chỉ thị tiếp tục thử hạt nhânCảnh báo âm mưu đánh bom thành phố lớn nhất miền Nam Thái Lan

Một trong những thông tin được thế giới quan tâm đặc biệt trong tuần này đó là tuyên bố của Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dừng các cuộc thử nghiệm tên lửa và hạt nhân, cũng như đóng cửa một bãi thử hạt nhân ở miền Bắc đất nước. 

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Yonhap.
 
Mặc dù  vẫn còn nhiều người cho rằng tuyên bố của nhà lãnh đạo Triều Tiên chưa đủ sức nặng để dư luận có thể tin rằng Triều Tiên sẽ từ bỏ hoàn toàn tên lửa và vũ khí hạt nhân,  nhưng đây được cho là bước đi thành ý của Triều Tiên ngay trước Hội nghị thượng đỉnh liên Triều diễn ra vào 27/4 và khả năng là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều vào ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6 tới.

Anh và EU hoan nghênh quyết định của Triều Tiên ngừng các cuộc thử hạt nhân là một bước đi tích cực, đồng thời kêu gọi quốc gia châu Á này tiến hành "phi hạt nhân hóa không thể đảo ngược".

Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini cho rằng, các cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều và Mỹ-Triều Tiên dự kiến diễn ra trong thời gian tới là cơ hội "để xây dựng lòng tin và mang tới thêm nhiều kết quả tích cực và cụ thể". Bà Mogherini cũng tuyên bố lập trường của EU về Triều Tiên hiện vẫn không thay đổi, đó là kết hợp trừng phạt với các kênh liên lạc mở.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng cho rằng, có “hy vọng” trong các cuộc đàm phán với Triều Tiên: “Tôi nghĩ hoàn toàn có hy vọng và mọi thứ sẽ tốt đẹp. Điều này cũng sẽ chứng minh sự hiệu quả của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nếu các nước đoàn kết. Con đường đang mở ra cho tiến trình phi hạt nhân hóa hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, chứng minh rằng ngoại giao là cách để giải quyết xung đột”.

Chính phủ Đức cũng kêu gọi các bên tham gia vào một tiến trình chính trị hướng đến phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên, trong khi Nga kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc giảm các hành động quân sự trên bán đảo Triều Tiên.

Hoan nghênh nhưng khá thận trọng với tuyên bố của Triều Tiên, nhiều nước tuyên bố sẽ tiếp tục gia tăng sức ép với Triều Tiên. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhận định, tuyên bố của của Nhà lãnh đạo Triều Tiên là "tích cực", song cảnh báo phải xem liệu động thái này có dẫn đến “một sự dỡ bỏ hoàn toàn, có thể xác minh và không thể đảo ngược” chương trình hạt nhân của Triều Tiên hay không. Ông khẳng định Nhật Bản sẽ không ngay lập tức thay đổi chính sách gia tăng sức ép với Triều Tiên.

Ngoại trưởng Australia Jiulia Bishop cũng khẳng định, Triều Tiên cần phải thực hiện bằng hành động cụ thể chứ không đơn thuần chỉ là lời nói: “Sau tuyên bố của mình, Triều Tiên sẽ phải đưa ra các bước đi cụ thể để thể hiện cam kết của mình từ bỏ vũ khí hạt nhân và chương trình tên lửa đạn đạo. Chúng tôi vẫn rất thận trọng vì chúng tôi cần phải nhìn thấy rõ những bước đi cụ thể chứ không đơn thuần chỉ là cam kết”.

Được đánh giá là bước đi nhượng bộ đáng kể của Triều Tiên so với quan điểm cứng rắn của nước này trước đây, nhưng giới quan sát cũng có những đánh giá thận trọng về bước đi mới của Triều Tiên. 

Giáo sư Hàn Quốc Cho Bong-hyun nhận định, tuyên bố từ bỏ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên theo định hướng chiến lược, có thể giúp nước này dần dỡ bỏ các trừng phạt về kinh tế,  đúng với khẳng định của Nhà lãnh đạo Triêu Tiên tập trung mọi nỗ lực để xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa vững mạnh, huy động các nguồn nhân lực, vật lực để nhanh chóng nâng cao đời sống nhân dân . 

Trong khi đó, Giáo sư Nam Sung-wook của trường Đại học Seoul vẫn đặt ra những câu hỏi cho rằng liệu Triều Tiên sẽ chỉ không theo đuổi các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân trong tương lai, liệu họ có đóng cửa tất cả các cơ sở hạt nhân hay không và Bình Nhưỡng sẽ làm gì với các loại vũ khí đã đạt được? 

Chuyên gia Ben Silberstein thuộc trường Đại học Pennsylvania, Mỹ cũng cho rằng, tuyên bố của Triều Tiên là một thông điệp về sự tự tin vào sức mạnh khi đã "hoàn thành chương trình hạt nhân" trước các cuộc đàm phán quan trọng.  

Có những hoan nghênh và có những thận trọng sau tuyên bố của Triều Tiên. Tuy nhiên, các câu hỏi này sẽ trở nên rõ ràng hơn trong cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới giữa Hàn Quốc và Triều Tiên và khả năng là hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều sắp tới. Chưa biết kết quả các cuộc đối thoại có được như dư luận mong đợi hay không, nhưng rõ ràng những tín hiệu mà Triều Tiên gửi tới các đối tác và cộng đồng quốc tế trong những ngày qua đang tạo ra một bầu không khí tích cực, một sự khởi đầu tốt đẹp cho những bước đi quan trọng tiếp theo.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội đồng Bảo an LHQ tổ chức họp về các mối đe dọa tiềm ẩn của AI đối với hòa bình toàn cầu

Tin từ APNews cho biết Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) sẽ tổ chức cuộc họp đầu tiên về các mối đe dọa tiềm ẩn của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với hòa bình và an ninh quốc tế. Cuộc họp sẽ diễn ra ở Vương quốc Anh, thảo luận về tiềm năng to lớn nhưng cũng đi kèm với những rủi ro đáng lo ngại về khả năng của AI, chẳng hạn như trong vũ khí tấn công tự động hoặc kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Hội đồng Bảo an LHQ tổ chức họp về các mối đe dọa tiềm ẩn của AI đối với hòa bình toàn cầu
Hội nghị G7 sẽ thúc đẩy thế giới không vũ khí hạt nhân

Kyodo News dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hôm qua (16/5) cho biết các nhà lãnh đạo Nhóm G7 sẽ thể hiện quyết tâm thúc đẩy một thế giới không có vũ khí hạt nhân trong hội nghị sẽ diễn ra vào cuối tuần này tại Hiroshima.

Hội nghị G7 sẽ thúc đẩy thế giới không vũ khí hạt nhân
Return to top