ClockThứ Sáu, 09/08/2019 14:24

Công nghệ giúp người khiếm thị hòa nhập cộng đồng

TTH - Tiếp cận với tin học và smartphone (điện thoại thông minh), người khiếm thị đã từng bước hòa nhập hơn với đời sống cộng đồng và nâng cao chất lượng sống cho bản thân qua những tiện ích công nghệ.

Trao “cần câu” cho người khiếm thịCho người khiếm thị vay gần 26 tỷ đồng làm kinh tếLớp học không bảng đen, phấn trắng

Sử dụng smartphone giúp người mù có thể đọc báo, nghe nhạc, dò tìm đường, biết mệnh giá tiền và tham gia các trang mạng xã hội

Anh Nguyễn Viết Thương bắt đầu làm quen với máy tính từ năm 2005, khi đang là học sinh lớp 7. Ban đầu chỉ là sự tò mò bằng việc đăng ký lớp tin học tại Trung tâm Giáo dục - Hướng nghiệp Trẻ em mù, thuộc Hội Người mù (HNM) tỉnh.

Thương cho biết: “Khó khăn nhất là máy tính dùng tiếng Anh, chúng tôi bắt buộc phải học thêm tiếng Anh. Người khiếm thị dùng máy tính bằng trình đọc màn hình, hoạt động theo nguyên lý quét và giải mã các ký tự dạng text sang âm thanh, theo điểm dừng của con trỏ. Sau một thời gian tiếp xúc với máy tính, tôi thấy mình đã tìm thấy ánh sáng qua những nút phím và con chuột máy tưởng như vô hồn”. Không ngừng say mê và học tập, anh Thương thu về “chiến lợi phẩm” khi giành giải nhì cuộc thi Liên hoan Tin học toàn quốc dành cho người khiếm thị năm 2017.

Chúng tôi gặp anh Phạm Văn Tình (hội viên HNM tỉnh) khi anh đang thực hiện thao tác dò tìm đường trên smartphone. Ngón trỏ của anh liên tục thao tác thành thạo, đôi tai thính nhạy chú ý lắng nghe các chỉ dẫn phát ra. Anh chia sẻ, đã sử dụng smartphone từ nhiều năm nay để cập nhật kiến thức qua các trang mạng, tìm kiếm trên Google hay nghe nhạc giải trí, kết nối với bạn bè thông qua mạng xã hội.

Ông Hoàng Tuấn Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục - Hướng nghiệp trẻ em mù, kiêm giáo viên dạy tin học và smartphone, cho biết, người khiếm thị có thể sử dụng máy tính xách tay hoặc máy tính bàn như người sáng mắt. Các máy tính được cài đặt phần mềm chuyên dụng, được gọi tên là phần mềm đọc màn hình giúp người khiếm thị có thể sử dụng được hết chức năng của máy tính. Khi thao tác với máy tính, người khiếm thị phải sử dụng các câu lệnh bằng tiếng Anh, nên cần nắm rõ bàn phím và hiểu tiếng Anh để dễ thực hiện thao tác.

Sử dụng smartphone có phần đơn giản hơn. Hiện nay, các điện thoại thông minh đều có một phần mềm kèm theo nằm trong mục hỗ trợ ở phần cài đặt, có tên là Talkback, khi chạy ứng dụng này, người mù chỉ việc rà các ngón tay trên màn hình, khi dừng lâu tại ứng dụng nào, phần mềm này sẽ đọc tên ứng dụng đó, nếu muốn mở ứng dụng này, chỉ cần nhấn nhanh hai lần, phần mềm sẽ khởi động, nếu muốn di chuyển các mục thì chỉ cần vuốt ngón tay qua phải hoặc trái trên màn hình.

Người khiếm thị còn có thêm phần mềm Google, với trợ lý ảo Google, có thể ra lệnh cho điện thoại bằng giọng nói, như gọi điện, tìm kiếm, mở nhạc, tham gia mạng xã hội... Ngoài ra, Trung tâm Sao Mai (TP. Hồ Chí Minh) đã viết một bộ đọc có tên saomai, được cài đặt kèm theo phần mềm jaws, giúp người khiếm thị có thể đọc được văn bản tiếng Việt trong phần mềm Microsoft Word, đọc báo trong các phần mềm lướt web. Còn với phần mềm NVDA có chức năng như Jaws, nhưng là phần mềm mã nguồn mở, được người khiếm thị ưa chuộng.

Giúp người khiếm thị có thể in ấn tài liệu bằng chữ nổi trên máy in chữ nổi chuyên dụng, hoặc sao chép vào máy Seika mini, hiện đã có phần mềm Duxbury, có thể chuyển đổi văn bản chữ in sáng sang chữ Braille. Năm qua, Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC Gruop) đã phát triển 1 phần mềm có tên 9999 Tết, có 1 trợ lý ảo, có thể đọc được mệnh giá tiền, màu sắc và các chức năng khác...

“Hiện nay, việc dạy môn tin học cho các em học sinh và hội viên tại HNM tỉnh rất được quan tâm, giúp các em học tập được tốt hơn, dễ dàng tìm kiếm tài liệu, làm bài tập. Với các em sinh viên thì quá hữu ích khi sử dụng tốt máy tính, có thể download các tài liệu, truy cập vào kho sách điện tử. Với các cán bộ hội, nó sẽ giúp họ dễ dàng quản lý các văn bản, soạn thảo các công văn, tờ trình, gửi và nhận thư điện tử.”, ông Hoàng Tuấn Hải chia sẻ.

Trong khuôn khổ dự án “Khảo sát xác minh phổ biến Trung tâm Giáo dục công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và cuộc sống của người khiếm thị” do tổ chức Jica - Nhật Bản tài trợ giai đoạn 2017 - 2019, Hội Người mù tỉnh Thừa Thiên Huế đã được tài trợ các loại máy móc, trang thiết bị CNTT hiện đại nhất nhằm phục vụ công tác phổ cập CNTT cho người khiếm thị trên địa bàn và trong khu vực.

Ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh, cho hay: “Hiện nay, các học viên của những khóa trước đã ứng dụng những kiến thức và kỹ năng được học vào công việc cũng như phục vụ nhu cầu nâng cao kiến thức, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về ác lĩnh vực khác nhau của cuộc sống ngày càng hiệu quả.

Bài, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Đưa sách đến với cộng đồng

Những năm qua, bên cạnh công tác phục vụ tại chỗ cũng như tổ chức các sự kiện về văn hóa đọc, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế còn triển khai việc đưa sách, báo về phục vụ tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, các đồn biên phòng, trại giam… với mong muốn đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ sách, báo của người dân.

Đưa sách đến với cộng đồng
Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp

Theo tin từ Nhà Trắng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Michael Regan vừa công bố 8 tổ chức sẽ giám sát việc đầu tư 20 tỷ USD để tài trợ cho hàng chục nghìn dự án năng lượng sạch và giao thông vận tải tại các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn trên khắp nước Mỹ.

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top