ClockThứ Sáu, 25/11/2016 09:19

Công nghệ pin mới sạc vài giây, dùng cả tuần

Ứng dụng công nghệ nano, Supercapacitor Battery (pin siêu tụ) cho thời lượng sử dụng lâu hơn nhiều lần so với pin Li-ion hiện tại nhưng thời gian sạc ngắn hơn.

Pin siêu tụ cho năng lượng lớn hơn, tuổi thọ cao hơn so với pin Li-ion

Các nhà khoa học thuộc Đại học Central Florida (Mỹ) đã ứng dụng công nghệ nano để phát triển thành công pin siêu tụ cho năng lượng cao gấp nhiều lần công nghệ pin hiện tại. Theo mô tả, pin này được cấu tạo bởi các siêu tụ điện dẻo, gồm những ống nano carbon siêu nhỏ. Thông thường, ống nano carbon là vật liệu cách điện, nhưng nó sẽ thành những "siêu tụ điện" khi được bọc bên ngoài một lớp vật liệu dẫn điện hai chiều.

Yeonwoong 'Eric' Jung, thành viên nhóm nghiên cứu, mô tả, lớp vật liệu này khác với thông thường khi có thể cho phép các điện tử (electron) vượt qua một cách nhanh chóng từ lõi đến vỏ, từ đó tạo nên nguồn năng lượng cực lớn. Điều đặc biệt là, vật liệu này có thể được tạo thành từ "các phương pháp tổng hợp hóa học đơn giản".

Theo tính toán của các nhà khoa học, pin mới cho thời lượng gấp 20 lần so với pin Li-ion. "Với pin siêu tụ, chỉ cần sạc trong vài giây là đủ để dùng cho cả tuần. Tuổi thọ của nó cũng rất cao, 30.000 lần sạc và tuổi thọ ổn định theo thời gian, khác với pin Li-ion thường mất dần năng lượng sau mỗi lần sạc", ông Jung nhấn mạnh.

Ngoài ra, với nguồn năng lượng lớn nhưng kết cấu nhỏ hơn so với pin Li-ion, pin siêu tụ được kỳ vọng sẽ có mặt trên những mẫu smartphone siêu mỏng, các thiết bị đeo thông minh, máy bay không người lái… trong tương lai.

Tuy nhiên, hiện công nghệ pin mới này vẫn trong quá trình thử nghiệm, chưa rõ thời gian được thương mại hóa.

Theo vnexpress.net

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nuôi tôm chân trắng bằng công nghệ nano

Trong điều kiện nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) tại vùng cát ven biển trên địa bàn tỉnh tiềm ẩn nhiều rủi ro dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, mới đây cán bộ, giảng viên Khoa Thủy sản, Trường đại học Nông lâm Huế đã nghiên cứu, thí điểm thành công mô hình nuôi tôm TCT bằng công nghệ nano (CNNN) với nhiều ưu điểm, phù hợp với vùng cát ven biển.

Nuôi tôm chân trắng bằng công nghệ nano

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top