ClockThứ Tư, 01/01/2014 17:13

Công nghệ thông tin, sức bật của cải cách hành chính

TTH - Gần đây, phương thức giao dịch điện tử trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh. Ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành được triển khai từ cấp tỉnh đến xã.

Sức bật

Đến nay, 100% các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã có mạng nội bộ LAN; 34/34 đơn vị cấp tỉnh, 56 đơn vị thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và 27 phường thuộc thành phố Huế đã kết nối mạng diện rộng WAN. Tuyến cáp quang kết nối internet đến 100% các đơn vị từ cấp tỉnh đến cơ sở. Song song đó, hệ thống cơ sở hạ tầng tại Trung tâm Thông tin Dữ liệu điện tử được trang bị đường truyền internet trực tiếp 100Mbps trong nước, 2 Mbps đi quốc tế đủ cung cấp cho các dịch vụ website, các ứng dụng dùng chung và các dịch vụ công qua mạng. Hệ thống mạng máy chủ và thiết bị lưu trữ tại Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử được đầu tư cơ bản đủ cung cấp dịch vụ cho các sở, ban ngành.

Ứng dụng công nghệ thông tin sức bật của cải cách hành chính

Cổng thông tin điện tử là kênh giao tiếp quan trọng giữa chính quyền với người dân và các tổ chức. Vì vậy, từ năm 2005 Thừa Thiên Huế tiến hành nâng cấp Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế là kênh giao tiếp trực tiếp giữa chính quyền và các tổ chức, người dân. Năm 2007, tỉnh đầu tư xây dựng các trang thông tin điện tử các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, tạo môi trường giao tiếp, công khai minh bạch hoạt động của các cơ quan, đơn vị với người dân và doanh nghiệp. Từ năm 2012 đến nay, tiếp tục thí điểm xây dựng trang thông tin điện tử cho 05 UBND xã, phường trên địa bàn tỉnh. Nhằm thống nhất quy trình tiếp nhận và trả hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ, giảm chi phí đi lại của công dân, các tổ chức và giảm công văn, giấy tờ, tiết kiệm chi phí. Năm 2010, Thừa Thiên Huế đưa vào khai thác và sử dụng hệ thống một cửa điện tử. Đến nay, 100% sở, ban, ngành và UBND cấp huyện được triển khai hệ thống một cửa điện tử. Năm 2012, tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng thành công phần mềm khung giải pháp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Khung giải pháp này là cơ sở để tích hợp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 của cơ quan nhà nước trên toàn tỉnh, làm giảm chi phí và tránh trùng lặp khi thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 của cơ quan nhà nước. 

Định hướng

Với mục đích đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ nhân dân, thời gian tới Sở Thông tin & Truyền thông thúc đẩy phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở trong cơ quan Nhà nước và các tổ chức, tiếp tục chuyển đổi sử dụng từ phần mềm nguồn đóng sang phần mềm nguồn mở tại các cơ quan nhà nước. Xây dựng và tổ chức triển khai ứng dụng hệ thống sản phẩm CNTT tiện ích phần mềm nguồn mở, hỗ trợ hoạt động tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh đào tạo và sử dụng phần mềm nguồn mở trong các cơ sở giáo dục. Tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp, giải pháp nhằm giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm trong các tổ chức, doanh nghiệp. Ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động nội bộ của cơ quan Nhà nước, từng bước tạo dựng đội ngũ công chức điện tử, tăng cường trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng giữa các cơ quan nhà nước thông qua các hệ thống thông tin. Đẩy mạnh việc sử dụng các phần mềm dùng chung trong các cơ quan nhà nước, nhất là phần mềm quản lý văn bản và điều hành, triển khai nhân rộng phần mềm quản lý văn bản và điều hành đến cấp xã. Ứng dụng chữ ký số vào giao dịch điện tử trong các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.

Ông Hoàng Bảo Hùng, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: “Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp theo hướng lấy người dân làm trung tâm, tiếp tục hoàn thiện cổng, trang thông tin điện tử cấp sở, ban ngành, UBND cấp huyện; nhân rộng trang thông tin điện tử đến UBND các xã, phường, thị trấn. Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Phát triển các ứng dụng GIS chuyên ngành dựa trên nền GIS Huế - là cơ sở để xây dựng các chiến lược phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Để việc ứng dụng CNTT được triển khai trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trước hết cần tạo ra một môi trường pháp lý hoàn chỉnh. Đơn vị chuyên trách CNTT là Sở Thông tin & Truyền thông cần xây dựng các quy định quản lý, vận hành và sử dụng các hệ thống thông tin đã được triển khai; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển CNTT; thường xuyên kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả. Đồng thời, quảng bá các trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước, các dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp để cùng tham gia các hệ thống thông tin, đặc biệt là các dịch vụ công trực tuyến và giám sát các hoạt động của chính quyền cơ sở.

Bài, ảnh: Minh Hằng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top