ClockChủ Nhật, 29/12/2019 14:25
Vi phạm xây dựng trên đầm Lập An:

Công tác quản lý còn nhiều bất cập

TTH.VN - Thời gian qua, liên tiếp các nhà hàng trên đầm Lập An (thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc) xây dựng các công trình khi chưa có phép.

Nhà hàng Bé Thân đã tháo dỡ cầu đi bộ trái phép trên đầm Lập AnBuộc tháo dỡ cầu đi bộ trái phép trên đầm lập AnChung tay làm sạch biển Lăng CôThêm giải pháp thu hút đầu tư vào du lịchCơ hội cho doanh nghiệp.Níu chân du khách

6 chậu cây bê tông lớn mới được Nhà hàng Vietpearl đặt xuống đầm Lập An

“Đất tôi thì tôi làm”

Cuối tháng 11 đến đầu tháng 12/2020, Nhà hàng Bé Thân tiến hành xây một cây cầu đi bộ kiên cố ngay bên cạnh nhà hàng, bằng hình thức đóng cọc bê tông xuống đầm, phía trên là mặt sàn gỗ. Chiếc cầu dài 43m và rộng 2m. Khi đang còn trong quá trình xây dựng, các cơ quan chức năng đã kiểm tra và buộc phải tháo dỡ.

Chủ nhà hàng này thừa nhận, cứ nghĩ xây dựng chiếc cầu để tạo điểm ngắm cảnh và chụp ảnh cho du khách khi đến Lăng Cô, chứ không có phục vụ dịch vụ ăn uống trên đó, nên đã tự làm mà không xin phép cơ quan có thẩm quyền.

Sau sự việc của Nhà hàng Bé Thân, chúng tôi có mặt tại đầm Lập An để ghi nhận việc xây dựng trên đầm thì tại Nhà hàng Vietpearl (Công ty TNHH Du lịch Lăng Cô – Huế) cũng mới thi công xong 6 chậu cây được đúc bằng bê tông, bên trong chứa đất để trồng cây, đặt ở hai bên cầu dẫn vào nhà hàng. Chiều cao của 6 chậu cây này là khoảng 3m, phía dưới chậu rộng khoảng 1m và cao dần lên, trên cùng là khoảng 1,5m.

Chủ nhà hàng này cho rằng, các chậu cây được đúc ở trên bờ, sau đó mới di chuyển đặt xuống đầm, chứ không liên quan gì đến xây dựng, nên không phải xin phép.

“Đất nhà tôi thì tôi đặt cây vào, chứ không phải xin phép ai cả. Thử nghĩ xem, trong nhà của mình, khi đặt mấy chậu cảnh có được không? Các cơ quan quản lý có thể kiểm tra, nếu tôi sai, tôi sẽ tháo dỡ”, chủ Nhà hàng Vietpearl nói.

Cây cầu đi bộ của Nhà hàng Bé Thân đã buộc phải tháo dỡ vì không phép     

Đến nay, công trình cầu đi bộ của Nhà hàng Bé Thân đã được nhà hàng tháo dỡ và bị xử phạt 40 triệu đồng vì thi công công trình khi chưa phép. Còn với Nhà hàng Vietpearl, ông Nguyễn Hinh, Đội trưởng Đội Quản lý đô thị huyện Phú Lộc cho biết, đã kiểm tra thực tế và đang phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế, Công nghiệp tỉnh để kiểm tra lại bản thiết kế, 6 chậu cây trên đã có phép hay chưa rồi mới có hướng xử lý theo quy định. Nhiều khả năng, tính chất của sự việc tại hai Nhà hàng Vietpearl cũng giống như Nhà hàng Bé Thân.

Qua nắm thông tin nhanh từ Ban quản lý Khu kinh tế, Công nghiệp tỉnh, 6 chậu cây mà Nhà hàng Vietpearl mới đặt xuống đầm không có trong thiết kế ban đầu của nhà hàng, nhà hàng cũng chưa có văn bản xin cấp phép thi công 6 chậu cây này.

Theo quy định, trên đầm Lập An, các công trình xây dựng cách chỉ giới 20m, mật độ xây dựng dưới 25% tổng diện tích. Các phần xây dựng trên đầm đều phải tuân thủ quy hoạch mặt nước đầm Lập An và khi xây dựng bất cứ công trình nào cũng phải có thiết kế và có sự thông qua của Ban quản lý Khu kinh tế, Công nghiệp tỉnh.

Tháo dỡ và xử phạt

Thời gian qua, trên đầm Lập An "nóng" tình trạng nuôi hàu ồ ạt, gần đây lại rộ lên tình trạng xây dựng các công trình không phép. Rõ ràng, việc quản lý xây dựng, nuôi trồng vẫn còn nhiều bất cập.

Lãnh đạo tỉnh đã nhiều lần khẳng định, việc phát triển du lịch, kinh tế trên đầm Lập An là cần thiết, song không đánh đổi môi trường và quy hoạch.

Nếu không quản lý xây dựng chặt chẽ hơn, nguy cơ phá vỡ quy hoạch ở đầm Lập An sẽ xảy ra (Hiện trên đầm Lập An đã có nhiều nhà hàng nổi)

Một lý do của việc xây dựng không phép mà các nhà hàng đưa ra là phần xây dựng nằm trên phần diện tích đã được doanh nghiệp thuê của Nhà nước. Mục đích cũng tạo thêm điểm nhấn, phục vụ du lịch. Một nhà hàng thông tin, họ thấy nhà hàng bên cạnh làm công trình mới, nên cũng làm theo. Qua sự việc này cho thấy các nhà hàng đang có sự cạnh tranh về nguồn khách, dẫn đến tự ý xây dựng các công trình trái phép.

Thử tưởng tượng, mỗi nhà hàng làm một ít, đặt vài chậu cây, chôn vài cọc bê tông xuống đầm Lập An. Khi tất cả các nhà hàng đều làm sẽ tạo ra một “trận địa” cọc và bê tông xuống đầm, sẽ phá vỡ quy hoạch. Đó là chưa kể qua mỗi năm, nhà hàng xây dựng một ít, qua vài năm có thể lên đến hàng chục chậu cây được đặt quanh nhà hàng, như thế đầm Lập An sẽ thành gì, bởi các chậu cây như tại Nhà hàng Vietpearl chẳng khác gì những cục bê tông lớn.

Ngày 23/12, ông Lê Văn Tuệ, Trưởng ban quản lý các Khu kinh tế, Công nghiệp tỉnh cho biết, dù chưa nắm rõ được sự việc, nhưng chủ trương nhất quán trên đầm Lập An là không được xây dựng bất kỳ công trình nào, nếu chưa được phép. Việc xây dựng, hoặc cơi nới không phép đều phải đình chỉ, buộc tháo dỡ.

Đến ngày 25/12, ông Trần Trọng Thông, Trưởng Văn phòng đại diện Ban quản lý các Khu kinh tế, Công nghiệp tỉnh tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô cho biết, ban đã có cuộc làm việc với UBND huyện Phú Lộc và phương án xử lý là buộc Nhà hàng Vietpearl tháo dỡ 6 chậu hoa. UBND huyện Phú Lộc cũng sẽ có chế tài xử lý vì xây dựng công trình khi chưa có phép. Việc trồng cây, tạo thêm độ xanh trên đầm được khuyến khích bằng cách trồng cây trực tiếp, chứ không được bê tông hóa.

Ông Thông cho biết thêm, thời gian đến, ban và huyện Phú Lộc sẽ có các cuộc làm việc với các nhà hàng trên đầm Lập An để thông tin, yêu cầu việc thực hiện nghiêm túc các quy định chung về xây dựng và quy định riêng tại đầm Lập An.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sứ mệnh của Huế

Kết thúc bài phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc, đặc trưng để hướng đến các giá trị mới, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của Huế
Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Gần 1.000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động

Ngày 28/3, tại hội trường của Trường đại học Luật, Đại học Huế, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức phiên tòa lưu động xét xử phúc thẩm hai vụ án hình sự về tội danh “Trộm cắp tài sản” và “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” dưới sự tham dự của gần 1.000 sinh viên của trường.

Gần 1 000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động
Return to top