Thế giới

Congo: Dịch sởi gây thiệt mạng nhiều gấp đôi so với Ebola

ClockThứ Năm, 28/11/2019 06:44
TTH.VN - Kể từ đầu năm 2019, dịch sởi đã cướp đi hơn 5.000 mạng sống tại Cộng hòa Dân chủ Congo, trong đó hơn 90% là trẻ dưới 5 tuổi, một quan chức hàng đầu của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) hôm qua cho biết.

Dịch sởi có nguy cơ đe dọa các nước Nam Thái Bình DươngWHO: Dịch sởi tái hoành hành mạnh mẽ ở châu ÂuWHO: Dịch sởi bùng phát kỷ lục kể từ năm 2006

Một đứa trẻ đang được tiêm vaccine phòng bệnh sởi. Ảnh: VTV 

Theo lời đại diện UNICEF tại Congo – ông Edouard Beigbeder, dịch Ebola bùng phát đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng ở phía đông Congo, gây ra sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, dịch sởi đã khiến số người tử vong cao gấp đôi những vấn đang tiếp tục bị đánh giá thấp.

Bạo lực và mất an ninh, hạn chế khả năng tiếp cận với chăm sóc y tế, thiếu vaccine và các bộ dụng cụ y tế ở những khu vực bị ảnh hưởng xấu nhất đã khiến hàng ngàn trẻ em không được bảo vệ và cản trở những nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh chết người này.

Niềm tin văn hóa và việc chăm sóc sức khỏe theo truyền thống cũng thường ngăn cản trẻ em tiêm phòng bệnh sởi và giúp điều trị cho những trẻ có triệu chứng mắc bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, bệnh sởi đã lây lan ở tất cả các tỉnh tại Congo, là đại dịch lớn nhất và di chuyển nhanh nhất thế giới.

Ông Beigbeder nhấn mạnh rằng mặc dù vaccine an toàn, hiệu quả và có giá cả phải chăng có thể ngăn ngừa căn bệnh này, nhưng điều quan trọng là làm sao để đưa vaccine đến được với mọi đứa trẻ, bất kể chúng ở đâu.

WHO cho rằng việc đáp ứng với bệnh sởi đòi hỏi một loạt các phương pháp để đảm bảo rằng tất cả trẻ em được tiêm vaccine đúng thời điểm. Cho đến nay, UNICEF đã phân phối 1.317 bộ dụng cụ y tế dành cho bệnh sởi đến các khu vực y tế bị ảnh hưởng để điều trị cho trẻ em bị biến chứng.

Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có thể là giải pháp ngắn hạn, vì việc đầu tư vào tăng cường chương trình tiêm chủng quốc gia cho Congo cùng các hệ thống chăm sóc sức khỏe mở rộng khác sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của đất nước, đại diện của UNICEF nhấn mạnh.

Theo WHO, các trường hợp nhiễm sởi nghiêm trọng có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng hoặc không đủ ăn, đặc biệt là những trẻ bị thiếu vitamin A hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu do HIV/AIDS hoặc các bệnh khác.

BẢO NGHI (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
Thử nghiệm thuốc trị sốt xuất huyết đầu tiên ở người mang đến nhiều hứa hẹn

Theo dữ liệu được công bố ngày 20/10, một loại thuốc điều trị sốt xuất huyết do Johnson & Johnson (J&J) phát triển dường như đang cho thấy có tác dụng bảo vệ chống lại một dạng virus ở một số bệnh nhân sốt xuất huyết. Đây là kết quả từ thử nghiệm lây nhiễm có kiểm soát ở người trên quy mô nhỏ ở Mỹ.

Thử nghiệm thuốc trị sốt xuất huyết đầu tiên ở người mang đến nhiều hứa hẹn
Mỹ:
FDA cấp phép vaccine COVID-19 cải tiến của Pfizer/BioNTech và Moderna

Hãng Thông tấn Reuters ngày hôm nay (12/9) đưa tin, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa cấp phép vaccine ngừa COVID-19 cải tiến của hãng dược phẩm Pfizer/BioNTech và hãng dược phẩm Moderna nhằm vào biến thể Omicron đang lưu hành gần đây, mở đường cho việc triển khai một chiến dịch tiêm chủng mùa Thu vào cuối tuần này.

FDA cấp phép vaccine COVID-19 cải tiến của Pfizer BioNTech và Moderna
Return to top