Thế giới

COP21 lạc quan bước vào giai đoạn quan trọng

ClockThứ Hai, 07/12/2015 06:57
TTH - Hôi nghị COP21 sẽ chuyển sang một giai đoạn mới nhiều khó khăn, tuy nhiên vẫn có nhiều tín hiệu lạc quan khi các nhà đàm phán đã nhất trí về một dự thảo Hiệp định toàn cầu về chống biến đổi khí hậu - một bước đi quan trọng tạo nền tảng cho việc tới một thỏa thuận cuối cùng vào ngày 11/12 sắp tới, Straitstimes ngày 6/12 đưa tin.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (phải) thảo luận với đại diện LHQ trong COP21. Ảnh: Reuters

Sau nhiều năm tìm kiếm một thỏa thuận ràng buộc để làm chậm sự nóng lên toàn cầu, các quan chức cấp cao từ gần 200 nước tham dự COP21 đã nhất trí về một bản dự thảo, đánh dấu một bước tiến lớn so với Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen đã thất bại 6 năm trước đây.

Trong văn kiện, các nước đề ra mục tiêu đầy tham vọng “có thể hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất ở mức 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này”. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cảnh báo rằng, vẫn còn rất nhiều việc phải làm phía trước để đạt được một thỏa thuận vào cuối buổi họp ngày 11/12 tới, ràng buộc tất cả các quốc gia giàu nghèo đều phải hành động nhằm hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời nhiều bất đồng giữa các nước cũng cần phải được thu hẹp.

"Những gì mà chúng ta đang thảo luận không chỉ là môi trường, khí hậu. Đó là cuộc sống," Ngoại trưởng Fabius nhấn mạnh với các đại biểu. "Chúng ta phải thành công trong hội nghị lần này".

Theo nhận định của đại biểu hàng đầu từ Trung Quốc Su Wei, tuần đầu tiên của các cuộc đàm phán "mặc dù rất khó khăn, song đã cho kết quả rất tốt và mang lại một nền tảng vững chắc cho tuần làm việc tiếp theo".

Tố Quyên (lược dịch từ Straitstimes & Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Return to top