Thế giới

COP27 sẽ có sự tham dự của khoảng 90 nguyên thủ quốc gia

ClockThứ Tư, 05/10/2022 15:32
TTH.VN - Theo một quan chức cấp cao của Ai Cập, khoảng 90 nguyên thủ quốc gia đã xác nhận tham dự Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27).

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi giải quyết tổn thất do biến đổi khí hậuĐại diện gần 200 quốc gia nhóm họp thúc đẩy giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu

Các đại biểu tham dự Hội nghị COP26 tại Glasgow, Scotland hồi tháng 11 năm ngoái. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN​

Được biết, sự kiện sẽ được tổ chức tại Ai Cập vào tháng 11 tới, nơi các nhà lãnh đạo sẽ giải quyết những vấn đề bao gồm chuyển đổi năng lượng và an ninh lương thực tại phiên khai mạc.

Ông Wael Aboulmagd, đại diện đặc biệt của Ai Cập, quốc gia đang giữ chức Chủ tịch Hội nghị COP27 cho hay: “Chúng tôi đã nhận được một số lượng lớn lời xác nhận từ khắp nơi trên thế giới, tôi nghĩ rằng con số cuối cùng là khoảng 90 nguyên thủ quốc gia, nhưng con số này sẽ tiếp tục tăng lên”.

Trước đó, Ai Cập đã tiếp nhận chức Chủ tịch Hội nghị COP27 từ Vương quốc Anh, và sẽ đăng cai các cuộc đàm phán từ ngày 6-18/11 tại thành phố nghỉ mát Sharm El-Sheikh bên bờ Biển Đỏ của quốc gia này.

Cũng theo ông Wael Aboulmagd, chủ đề cho hội nghị bàn tròn của các nhà lãnh đạo được tổ chức từ ngày 7-8/11 sẽ bao gồm: phát triển hydro xanh, an ninh nước và an ninh lương thực, việc đạt được sự chuyển đổi năng lượng công bằng sang năng lượng tái tạo, và các cộng đồng dễ bị tổn thương.

Đây là những chủ đề phản ánh một số ưu tiên của Ai Cập, trong bối cảnh quốc gia này cố gắng thúc đẩy tốt hơn lợi ích của các quốc gia đang phát triển, cũng như nhu cầu tài chính của họ để thích ứng với tác động của vấn đề biến đổi khí hậu.

Đại diện đặc biệt của Ai Cập nói thêm: “Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, chúng tôi cần tất cả ý chí chính trị và động lực, cũng như định hướng từ các nguyên thủ quốc gia, nhằm thúc đẩy quá trình này tiến lên phía trước”.

Đáng chú ý, Ai Cập đang tìm cách để đưa "tổn thất và thiệt hại" vào chương trình nghị sự chính thức của hội nghị thượng đỉnh năm nay. Vấn đề này là những khoản bồi thường cho các quốc gia dễ bị tổn thương do khí hậu, những nơi vốn đang phải gánh chịu tác động từ các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến khí hậu.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Hội đồng Bảo an LHQ: “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”

Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ về chủ đề “Vai trò của những người trẻ tuổi trong việc giải quyết các thách thức an ninh ở Địa Trung Hải” diễn ra tại Malta, các quan chức chính trị và hòa bình hàng đầu của LHQ đã nhấn mạnh vai trò then chốt của thanh niên trong việc định hình tương lai của xã hội, khẳng định sự cần thiết phải gắn kết thanh niên vào việc ra quyết định về nhiều vấn đề, từ xung đột cho đến biến đổi khí hậu.

Hội đồng Bảo an LHQ “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Return to top