Thể thao

Corona gây khó

ClockThứ Bảy, 08/02/2020 11:18
TTH - Sau thời gian nghỉ kéo dài hàng mấy tháng trời, đây là thời điểm khởi tranh của các giải đấu hàng đầu bóng đá Việt Nam và mọi kế hoạch đang gặp khó bởi dịch bệnh có tên… Corona.

Trận tranh siêu cúp giữa CLB Hà Nội với CLB TP. Hồ Chí Minh dự kiến diễn ra trên sân Thống Nhất vào ngày 7/2 là sự kiện mở màn của bóng đá trong nước. Cận kề quá rồi mà dịch bệnh thì lại đang bùng phát, Ban tổ chức phải tính dời sang ngày 21/2 hoặc 1/3, tùy tình hình. Vòng loại Cúp Quốc gia diễn ra ngay sau đó, vào hai ngày 9/2 và 10/2 cũng vậy, khó bảo đảm an toàn và đang được tính toán phù hợp. VPF có thể sẽ đưa loạt trận này sang đầu tháng 4. Không thể tổ chức được trong tháng 3, bởi tuyển Việt Nam sẽ tập trung cho vòng loại World Cup 2022.

Còn V. League 2020 bắt đầu từ ngày 21/2 cũng sẽ được điều chỉnh lịch để khai mạc vào ngày dự kiến là 7/3, nghĩa là dời lui ít nhất nửa tháng. Trong khi đó, giải hạng Nhất cũng thế, có sự tham gia của CLB Bóng đá Huế, dự kiến bắt đầu từ ngày 29/2 sẽ được khởi tranh vào ngày 14/3. Việc bị đẩy lùi ngày khai mạc cũng khiến các giải đấu bị kéo dài hơn trong năm. Đó được xem là điều không ai mong muốn, nhất là trong bối cảnh thời tiết thay đổi thất thường và bóng đá Việt Nam đã hội nhập sâu sắc vào sự phát triển của bóng đá khu vực và thế giới.

Năm 2020, bóng đá Việt Nam còn tham dự 2 sân chơi ở cấp hàm đội tuyển, đó là vòng loại World Cup 2020 và AFF Cup 2020. Phía trước tuyển Việt Nam là 3 trận đấu ở Vòng loại World Cup 2020: làm khách Malaysia (31/3), tiếp Indonesia (4/6) và làm khách UAE (9/6). Việc bị đẩy lùi ngày khai mạc các giải đấu làm cho tuyển Việt Nam gặp khó khăn trong các đợt tập trung chuẩn bị vòng loại World Cup 2020.

Vòng loại World Cup 2020 là cả một chặng đường dài. Lúc này, tuyển Việt Nam đang đứng đầu bảng G khu vực châu Á với 11 điểm sau 5 trận, tiếp theo là Malaysia (9 điểm), Thái Lan (8 điểm) và UAE (6 điểm, 4 trận). Rõ ràng, tuyển Việt Nam sáng cửa để có thể làm được điều chưa từng có: lọt vào vòng cuối cùng vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á, sau những gì các chiến binh áo đỏ đã chứng tỏ và thể hiện. Tuy nhiên, bóng đá là không dừng lại, và các đối thủ thì sẽ có những đổi thay, tiến bộ từng ngày. Vậy nên, để có thể thực hiện mục tiêu, tuyển Việt Nam phải tiếp tục thể hiện được phong độ, bản lĩnh.

Còn với AFF Cup 2020, khỏi phải nhiều lời khi Việt Nam là đương kim vô địch. Các đối thủ, đặc biệt là người Thái sẽ không để cho tuyển Việt Nam tung hoành. Ông Akira Nishino cũng ôm cả U23 lẫn đội tuyển quốc gia Thái cho thấy tham vọng và cả khả năng thách thức thầy Park cùng học trò. Sức mạnh tuyển Việt Nam có chiều sâu đến đâu, sẽ càng được thể hiện rõ qua cuộc chơi này.

Lễ khai mạc các giải đấu hàng đầu phải hoãn đi, lùi lại dự báo đội tuyển bóng đá quốc gia nhiều khó khăn trong các đợt trung chuẩn bị vòng loại World Cup 2020, trước mặt là cho trận đấu vào ngày 31/3 gặp Malaysia.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảm xúc vui dần

Sau những khởi đầu không mấy suôn sẻ, cuối cùng thầy trò ông Philippe Troussier cũng đã có những chiến thắng.

Cảm xúc vui dần
World Cup vẫn chỉ là mơ

Trên sân nhà Mỹ Đình, chẳng ghi được bàn thắng nào, thầy trò ông Park Hang - seo không trả được mối nợ thua trận 1-3 trước Saudi Arabia. Lần này là tỷ số 0-1. Như vậy, đội tuyển Quốc gia Việt Nam đã thi đấu 6 trận ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á mà vẫn chưa có điểm nào, đồng nghĩa với việc lần đầu góp mặt ở ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh vẫn chỉ là… mơ.

World Cup vẫn chỉ là mơ
Cơ hội viết lại lịch sử

So với Việt Nam, bóng đá Trung Quốc nhỉnh hơn về bề dày thành tích. Trong khi World Cup mới chỉ là giấc mơ hoa của bóng đá Việt thì Trung Quốc từng dự World Cup 2002. Còn tại Cúp Bóng đá châu Á, họ đã 12 lần liên tiếp dự vòng chung kết từ năm 1976, trong đó có 2 lần lọt vào trận chung kết vào các năm 1984 và 2004 và đều giành ngôi Á quân.

Cơ hội viết lại lịch sử
Return to top