ClockThứ Năm, 04/06/2015 14:43

Cột mốc vĩnh cửu

TTH - Nghe chuyện sắp có một ngôi nhà rường Huế chuẩn bị được hiến tặng để làm cột mốc biển đảo, tôi chạy lên miệt Nguyệt Biều, tìm đến thăm cơ sở chế tác nhà rường của ông Dương Đình Vinh để hỏi xem hư thực.

Ông Vinh đang hí húi chỉ vẻ cho nhóm thợ trẻ đục đẽo các chi tiết của một ngôi nhà rường mới. Tạm dừng công việc, ông dẫn tôi đi về phía sau. Nơi ấy đang dựng sẵn một ngôi nhà rường hoàn thiện 3 gian 2 chái, chạm trổ kỳ công. Theo ông Vinh giới thiệu, đó là ngôi nhà ông quyết định hiến tặng cho tỉnh Kiên Giang mang ra đảo Phú Quốc làm đền thờ. Mà không phải của cho là của rẻ. Ông Vinh, bằng tất cả danh dự và uy tín của một người được mệnh danh là “vua nhà rường” khẳng định, đó là ngôi nhà rường đẹp nhất. Theo lời ông thì ông đã nói với Kiên Giang rằng hãy đi tìm đi, nếu có ngôi nhà nào ở Huế đẹp hơn ngôi nhà này thì gì ông cũng chịu.

Lý do khiến ông Vinh có ý tưởng hiến tặng ngôi nhà rường để làm đền thờ có lẽ là bởi thấy người Trung Quốc ngang ngược quá thể trên Biển Đông. Họ hành xử chẳng khác kiểu... giang hồ, ỷ tàu to súng lớn, lấy thịt đè người, từ đâu bỗng nhảy xổ vào nhà người ta rồi dựng chứng đó là nhà của mình. Cho nên cần phải có cột mốc để mà đánh dấu, mà khẳng định chủ quyền của ta. Ông Vinh đánh tiếng với Kiên Giang, tặng ngôi nhà rường thiệt đẹp, mang ra đảo Phú Quốc để làm đền thờ Gia Long, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, người có nhiều duyên nợ với vùng đất Kiên Giang -Hà Tiên-Phú Quốc; ngôi đền cũng đồng thời để thờ hơn 500 thường dân của đảo Thổ Chu (Phú Quốc-Kiên Giang) đã bị quân Pol pot sát hại dã man đầu năm 1975.

Một ngôi nhà rường làm nơi thờ tự để tưởng nhớ, khói hương cho tiền nhân và cho oan hồn của những người dân vô tội, đó là một công trình đẹp và có ý nghĩa, đáp ứng được tâm nguyện của người dân huyện đảo.

- Cột mốc dựng lên có khi còn bị phá. Nhưng một ngôi đền thờ, khi đã bén rễ vào tâm thức người dân, trở thành chốn linh thiêng của người dân thì không ai và không bao giờ có thể phá được. Đó là cột mốc vĩnh cửu.- Ông Vinh nói về suy nghĩ đã khiến ông đi đến quyết định của mình.

Ngôi nhà rường Huế ở Phú Quốc, do vậy sẽ thật đẹp, thật lung linh...

Hiền An
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top