Thế giới

COVID-19 đang định hình lại cuộc sống công việc

ClockThứ Tư, 20/05/2020 17:12
TTH.VN - Làm việc từ xa, hay làm việc tại nhà (work-from-home) là một trong những chủ đề chính được thảo luận kể từ những ngày đầu bùng phát đại dịch COVID-19.

Doanh nghiệp Nhật Bản gặp khó khăn khi cho phép lao động làm việc tại nhàNhiều công ty Hàn Quốc bắt đầu cho nhân viên làm việc tại nhàLàm việc từ xa đã, đang và sẽ trở thành xu hướng tuyển dụng toàn cầuNhật Bản ra mắt chiến dịch "Telework", cải cách văn hoá làm việc

Làm việc từ xa trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Theo bài viết được đăng tải trên Tạp chí The ASEAN Post, cuộc khủng hoảng sức khỏe này làm thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta sống. Một số quy tắc tiêu chuẩn thường nhật hiện đang được định hình lại bởi đại dịch và được xem là trạng thái “bình thường mới”. Chẳng hạn như, một cái bắt tay đơn giản, hình thức phổ biến của một lời chào thân thiện có thể phải được hạn chế nhằm làm giảm sự lây lan của virus. Kiểm tra nhiệt độ cho khách hàng đang trở thành một yêu cầu tại các nhà hàng. Hội thảo bây giờ được gọi là “webinar”, một cuộc hội thảo qua Internet.

Theo tập đoàn về mua sắm trực tuyến iPrice Group, một trong những loại sản phẩm chứng kiến ​​sức tăng mạnh về nhu cầu của người tiêu dùng trên các trang web thương mại điện tử ở khu vực Đông Nam Á là các thiết bị máy tính. Điều này theo sau những biện pháp hạn chế và phong toả được các Chính phủ thực hiện để kiểm soát sự bùng phát nguy hiểm của đại dịch. Trong bối cảnh một nửa nhân loại đang thực hiện một số hình thức phong toả và làm việc từ xa, các thiết bị máy tính làm việc từ xa trở nên cần thiết.

Một số công ty đã thực hiện thành công thói quen làm việc từ xa mới, và thậm chí đã thực hiện nó vô thời hạn. Gần đây, Twitter tuyên bố rằng, họ sẽ cho phép tất cả nhân viên làm việc tại nhà trong tương lai, nếu đó là điều họ mong muốn. Ở Malaysia, Permodalan Nasional Bhd (PNB), một trong những công ty quản lý quỹ lớn nhất quốc gia này đã đưa làm việc từ xa trở thành một lựa chọn cố định dành cho các nhân viên của mình.

Tuy nhiên, không phải mọi công ty đều có thể thực hiện những cách sắp xếp làm việc linh hoạt như vậy. LinkedIn Workforce gần đây đã khảo sát các ngành công nghiệp khác nhau để phân tích cách mà những chuyên gia ở Hoa Kỳ đang thực hiện theo tiêu chuẩn mới này đối với làm việc từ xa.

Theo nghiên cứu, ít hơn 50% tin vào làm việc từ xa đối với các ngành liên quan đến tiếp xúc con người như bán lẻ, giải trí, và du lịch. Xu hướng này cũng có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới, vì rất khó và gần như không thể để những ngành công nghiệp này tự duy trì trong suốt thời gian dài làm việc từ xa.

Những công ty khác vẫn đang trong quá trình đánh giá về làm việc từ xa; lấy đại dịch làm bài kiểm tra về tính khả thi của hoạt động này.

Một điều mà nhiều người không bỏ lỡ về làm việc từ xa là việc đi làm. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), việc đi lại sẽ “không quay trở lại như nó đã từng”, vì đại dịch có lẽ sẽ thay đổi sự hoạt động của các dịch vụ vận tải.

Tại Malaysia, những dịch vụ giao thông công cộng như các hệ thống Giao thông đường sắt nhẹ (LRT) và Vận chuyển nhanh khối lượng lớn (MRT) đã hoạt động trở lại vào đầu tháng 5 này, khi các hạn chế được nới lỏng. Các điểm và chỗ ngồi được đánh dấu để hành khách duy trì giãn cách xã hội với những người khác trong khi ở sân ga và bên trong toa tàu. Chỉ một số lượng hành khách nhất định được phép có mặt tại sân ga ở bất kỳ thời gian nhất định nào.

Điều này có nghĩa là thời gian chờ đợi và đi lại được dự báo ​​sẽ dài hơn bình thường. Việc kiểm tra nhiệt độ đối với tất cả hành khách cũng sẽ được thực hiện trước khi cho phép họ đi vào nhà ga. Ngoài ra, chỉ những người đeo khẩu trang mới được phép lên tàu. Những biện pháp này cũng có thể được nhìn thấy ở thủ đô Jakarta, Indonesia.

Về lâu dài, điều này không phải là một giải pháp lý tưởng, vì các sân ga và tàu sẽ bị tắc nghẽn với những người hối hả đi làm. Yingling Fan, một nhà quy hoạch đô thị tại Đại học Minnesota ở Hoa Kỳ đã đề xuất thiết bị giám sát vị trí xe tự động và lưu lượng hành khách để giảm tình trạng tắc nghẽn.

Ở một số thành phố tại Trung Quốc như Thâm Quyến và Quảng Châu, việc đặt chỗ trước trở nên phổ biến trên xe buýt và xe lửa. Tùy chọn thanh toán trước tiền vé trực tuyến cũng sẽ làm giảm khả năng chạm tay vào các kiốt công cộng khi duy trì giãn cách xã hội.

Những không gian làm việc chung

Theo WEF, các không gian làm việc chung ở một số khu vực có thể sẽ phát triển mạnh sau đại dịch. Khi các công ty và nhân viên của họ nhận ra những lợi thế của làm việc từ xa, các chuyên gia đồng ý rằng, việc nhân viên phân chia thời gian giữa làm việc từ xa và làm việc tại văn phòng sẽ trở nên phổ biến hơn.

Trong một ấn phẩm nghiên cứu của Cushman & Wakefield, một công ty dịch vụ bất động sản thương mại toàn cầu, họ thấy rằng, làm việc chung đang mở rộng nhanh chóng ở khu vực Đông Nam Á, do dân số am hiểu công nghệ và các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng. Sự tiếp cận Internet cao hơn trong khu vực cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đứng sau sự gia tăng của các không gian làm việc chung.

Bên cạnh đó, làm việc chung là một giải pháp rẻ hơn đối với không gian văn phòng tại những thành phố đắt đỏ như Singapore. Nền tảng này thường dành cho những người làm việc tự do và khởi nghiệp, và đang được các tập đoàn lớn chú ý đến, được thúc đẩy bởi nhu cầu về tính linh hoạt, chi phí, tiện lợi, đổi mới và cộng đồng. Theo đó, các tập đoàn lớn đang tìm kiếm nơi làm việc thay thế, dựa trên hoạt động để ươm mầm tài năng của nhân viên và tăng trưởng kinh doanh hơn nữa.

Số lượng nhân viên lựa chọn việc sắp xếp làm việc linh hoạt có lẽ sẽ tăng lên trong một thế giới hậu đại dịch. Điều này cũng có thể dẫn đến sự gia tăng của các không gian làm việc chung. Mặc dù không thể dự báo được tương lai, đặc biệt là khi nói đến những thách thức mà đại dịch COVID-19 gây ra, có những khả năng vô tận và thậm chí có thể có một số cơ hội nổi lên từ đại dịch.

Lê Thảo (Lược dịch từ The ASEAN Post)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top