Thế giới Thế giới
COVID-19: Hơn 13.000 ca tử vong, gần 1 tỷ người bị hạn chế đi lại
TTH.VN - Gần 1 tỷ người đang được yêu cầu phải ở nhà khi số người thiệt mạng vì đại dịch COVID-19 hiện đã lên đến hơn 13.000 người, khiến nhiều quốc gia trên khắp châu Âu và nhiều tiểu bang ở Mỹ phải ban hành các biện pháp hạn chế đi lại.
Phun thuốc khử trùng ở Italy. Ảnh minh hoạ: AP/VOV
Theo AFP, hơn 1/3 người dân Mỹ đang phải điều chỉnh cuộc sống để thích nghi theo nhiều giai đoạn phong toả, bao gồm cả 3 thành phố lớn nhất của Mỹ là New York, Los Angeles và Chicago, và nhiều tiểu bang khác dự kiến sẽ tăng cường các biện pháp hạn chế.
New Jersey trở thành tiểu bang mới nhất Mỹ hạn chế di chuyển khi đại dịch lan rộng nhanh chóng đe dọa cuộc sống trên khắp hành tinh, khiến nhiều trường học và doanh nghiệp phải đóng cửa và buộc hàng triệu người phải làm việc tại nhà.
Tính đến 8h sáng 22/3 theo giờ Việt Nam, có 307.627 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, 13.050 trường hợp tử vong trên toàn thế giới. Italy mới đây đã vượt Trung Quốc để trở thành nước chịu thiệt hại nặng nề nhất do COVID-19 khi báo cáo con số tử vong kỷ lục trong ngày hôm qua là 793, nâng tổng số người thiệt mạng ở nước này lên hơn 4.800 người. Trong khi đó, Tây Ban Nha cũng ghi nhận mức tăng đến 32% số ca tử vong mới chỉ trong một ngày 21/3.
Theo một thống kê của AFP, gần 1 tỷ người tại 35 quốc gia trên thế giới hiện đang được khuyến cáo phải ở nhà, trong đó có 600 triệu người bắt buộc ở nhà do các lệnh phong toả của chính phủ.
Tại Pháp, các quan chức cảnh sát cho biết, máy bay trực thăng và máy bay không người lái đang được triển khai để tăng cường các nỗ lực của chính phủ nhằm giữ người dân ở trong nhà.
"Các máy bay trực thăng sẽ cho chúng ta một tầm nhìn lớn hơn và cái nhìn toàn cảnh về tình hình trong thời gian thực để giúp hướng dẫn các cuộc tuần tra trên mặt đất", tin từ cảnh sát quốc gia Pháp cho hay.
Hiện các nhà tổ chức Olympic đang đối mặt rất nhiều áp lực về việc hoãn Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 trước sự lây lan nhanh chóng của đại dịch COVID-19. Trong khi đó, Quốc hội Mỹ đã đưa ra gói cứu trợ kinh tế khẩn cấp có thể lên tới 1.000 tỷ USD.
Dịch bệnh có thể kéo dài hàng tháng
Tại Mỹ, Thống đốc bang New Jersey – ông Phil Murphy đã ra lệnh cho tất cả các doanh nghiệp không thiết yếu phải đóng cửa các cửa hàng từ 9 giờ tối qua (giờ địa phương). Trong khi đó ở New York, Thống đốc Andrew Cuomo cảnh báo rằng sự gián đoạn có thể sẽ kéo dài trong nhiều tháng.
Trung Quốc hôm qua báo cáo là ngày thứ 3 liên tiếp không có ca nhiễm mới trong nước, và WHO cho rằng thành phố Vũ Hán, nơi virus này xuất hiện lần đầu vào cuối năm ngoái, đang mang đến một tia hy vọng cho "phần còn lại của thế giới".
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lo ngại về một làn sóng nhiễm bệnh mới trong khu vực từ những công dân mang mầm bệnh từ nước ngoài trở về, AFP cho biết.
Trước sự lây lan nhanh chóng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đang diễn ra ở châu Âu, nhiều quốc gia trong khu vực này đã ban hành các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt. Italy – một quốc gia 60 triệu dân, hiện chiếm đến 36% số ca tử vong trên thế giới do dịch COVID-19 và có tỷ lệ tử vong trong các ca nhiễm lên đến 8,6%, cao hơn đáng kể so với hầu hết các quốc gia khác.
Trong bối cảnh đó, Italy, Pháp, Tây Ban Nha và các nước châu Âu khác đã ra lệnh yêu cầu người dân ở trong nhà, cảnh báo sẽ phạt tiền trong một số trường hợp, trong khi Đức cũng ban hành lệnh phong toả ở vùng Bavaria. Nước Anh cũng tuyên bố các hạn chế cứng rắn hơn, yêu cầu các quán rượu, nhà hàng và nhà hát đóng cửa.
Trong khi người già và những người mắc bệnh nền từ trước là những người bị virus SARS-CoV-2 tấn công mạnh nhất, Tổ chức Y tế Thế giới mới đây cảnh báo rằng, những người trẻ tuổi cũng dễ bị tổn thương trong dịch bệnh lần này.
TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters & Straitstimes)
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia (11/04)
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo (10/04)
- Singapore là nước đầu tiên phê chuẩn hiệp định RCEP (10/04)
- Hoàng thân Philip, chồng Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ Nhị qua đời (10/04)
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ (10/04)
- Thổ Nhĩ Kỳ tìm nguồn cung ứng sản phẩm, linh kiện điện tử từ Việt Nam (09/04)
- Dại dịch COVID-19 để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng (09/04)
- Mỹ và Philippines quan ngại về số lượng tàu dân quân biển Trung Quốc trên Biển Đông (09/04)
-
Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia
- Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ
- Singapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tới
- COVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tới
- Canada và ASEAN đẩy mạnh quan hệ hợp tác
- Mỹ, Pháp, Nhật gồng mình chống dịch, Anh bắt đầu kế hoạch mở cửa kinh tế
- Bloomberg: Nền kinh tế thế giới có nguy cơ “phân kỳ nguy hiểm”
- Ùn tắc giao thông tại kênh đào Suez đã hoàn toàn được giải tỏa
- Từ sự cố ở kênh đào SUEZ nghĩ đến tầm quan trọng của vận tải biển đối với thương mại toàn cầu
- Biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo trên toàn cầu
-
Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ
- Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ vận động chống kỳ thị với người gốc Á
- Việt Nam kêu gọi tăng nỗ lực thực hiện hiệp định hòa bình tại Mali
- Ai Cập: Giao thông hàng hải dọc kênh đào Suez 'tuyệt đối an toàn'
- Philippines quan tâm đến việc gia nhập hiệp định CPTPP
- COVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tới
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Singapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tới
- Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN
- Canada và ASEAN đẩy mạnh quan hệ hợp tác