Thế giới

Covid-19: Hơn 4,1 triệu ca mắc toàn cầu, châu Âu thận trọng dỡ bỏ hạn chế

ClockChủ Nhật, 10/05/2020 10:17
Tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 (gây bệnh Covid-19) trên toàn cầu là 4.100.625 trong đó có 280.431 trường hợp tử vong.

Covid-19: Thế giới vượt mốc 4 triệu ca mắc, Nga thành ổ dịch lớn thứ 5Cập nhật Covid-19: Thế giới có gần 70.000 ca mắc mới, thêm 5.131 ca tử vongCập nhật Covid-19: Châu Âu hơn 20.000 ca mắc, trên 1.500 ca tử vong trong 1 ngàyCập nhật Covid-19: 11.370 ca tử vong trên toàn cầu, Italy phá vỡ mọi kỷ lục

Biển báo hướng dẫn đứng cách xa 2m tại Anh: Ảnh: Reuters

Theo dữ liệu của Worldometers, tính đến 8h sáng ngày 10/5, tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 (gây dịch bệnh Covid-19) trên toàn thế giới là 4.100.625 trường hợp, trong đó 280.431 trường hợp tử vong. Số ca phục hồi là 1.439.919. Dịch bệnh đã ảnh hưởng đến 212 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mặc dù số ca mắc mới và tử vong có liên quan đến Covid-19 trên thế giới vẫn tăng cao nhưng tốc độ lây lan đã chậm lại đáng kể so với trước.

Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về số ca mắc và tử vong. Tính đến hết ngày 9/5, nước này đã ghi nhận 80.037 ca tử vong và 1.347.309 ca mắc Covid-19. Số ca tử vong do dịch bệnh tại Mỹ giảm nhưng vẫn tương đối cao so với các quốc gia khác.

CNN cho biết cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra những chỉ trích về cách ứng phó đại dịch của chính quyền Tổng thống Trump, cho đây là "thảm họa hỗn loạn tuyệt đối". Trong phát biểu dài 30 phút, ông Obama nói rằng, điều này là một lời nhắc nhở vì sao cần một sự lãnh đạo mạnh mẽ của chính phủ trong một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Tuy nhiên, Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany đã lên tiếng bác bỏ chỉ trích này của ông Obama.

Tại châu Âu, nhìn chung tình hình dịch Covid-19 đang có xu hướng giảm. Ở một số nước như Italy và Tây Ban Nha sau thời gian lên đến đỉnh, dịch bệnh đang diễn biến chậm lại.  Một số nước châu Âu đã từng bước mở lại nền kinh tế khi các quan chức EU dự báo kinh tế khu vực này sẽ chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất kể từ Đại Khủng hoảng. 

Tại Tây Ban Nha, tổng số ca mắc Covid-19 đã lên tới 262.783 sau khi nước này ghi nhận thêm 2.666 ca mắc mới. Tây Ban Nha hiện là ổ dịch lớn thứ 2 thế giới và lớn nhất ở châu Âu. Số ca tử vong do Covid-19 của Tây Ban Nha hiện tại là 26.478 sau khi ghi nhận thêm 179 trường hợp.  

Hơn 50% dân số Tây Ban Nha sẽ chuyển sang giai đoạn 1 vào ngày mai (11/5) trong tiến trình giảm nhẹ các biện pháp ứng phó của đất nước trước cuộc khủng hoảng Covid-19. Tuy nhiên hai thành phố lớn nhất, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Madrid và Barcelona vẫn ở giai đoạn 0, đồng nghĩa với việc chưa đáp ứng được các tiêu chí để bắt đầu mở cửa trở lại. 

Italy ghi nhận thêm 1.083 ca mắc mới và 194 ca tử vong trong 24 giờ qua. Tổng số ca mắc bệnh tại nước này hiện tại là 218.268 trong đó có 30.395 ca tử vong. 

Tổng số ca mắc Covid-19 tại Pháp tính đến hết ngày 9/5 là 176.658 sau khi ghi nhận thêm 579 ca mắc mới trong ngày. Số ca tử vong trong ngày ghi nhận là 80 nâng tổng số ca tử vong lên 26.310. Đây là số ca tử vong thấp nhất được ghi nhận trong 1 ngày tại Pháp kể từ đầu tháng 4/2020. 

Pháp hiện đang có kết hoạch nới lỏng các hạn chế được áp đặt 8 tuần cách đây khi nhà chức trách nước này nhận thấy áp lực đối với các dịch vụ chăn sóc tăng cường đã giảm đáng kể so với thời kỳ đỉnh dịch.

Trong 24h qua, nước Anh có 346 bệnh nhân tử vong. Tổng cộng, số người thiệt mạng vì Covid-19 tại Anh đã lên 31.587 người, cao thứ 5 thế giới. Số ca mắc mới là 3.896 và tổng cộng đã có 215.260 người nhiễm bệnh. Anh hiện giờ là quốc gia có số ca tử vong cao thứ 2 thế giới, sau Mỹ. Hầu hết quan chức nước này đều nhận định tình hình hiện nay vẫn rất nguy hiểm nên chưa thể nới lỏng phong toả.

Ổ dịch lớn nhất Trung Đông – Thổ Nhĩ Kỳ - ghi nhận thêm 1.546 ca mắc mới và 50 ca tử vong do Covid-19 trong ngày 9/5. Tổng số ca mắc tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại là 137.115 trường hợp, trong đó có 3.739 ca tử vong.

Brazil là nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 ở Nam Bán cầu, với 149.101 ca mắc và 10.113 ca tử vong do dịch bệnh này.

Dịch bệnh tại Nga đang có chiều hướng xấu đi. Hiện giờ nước này đã lọt vào top 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới. Nga ghi nhận thêm 10.817 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, đưa tổng số người nhiễm bệnh ở Nga lên 198.676 trường hợp, trong đó có 1.827 ca tử vong. 

Trong khi đó, tình hình dịch Covid-19 tại nhiều nước châu Á có diễn biến phức tạp.

Tổng số ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc đại lục là 82.901, trong đó có 4.633 người tử vong. Trung Quốc đại lục là nơi đầu tiên trên thế giới bùng phát dịch Covid-19 nhưng giờ đã không còn là tâm dịch. 

Ấn Độ ghi nhận 62.808 ca mắc, trong đó có 2.101 ca tử vong. 

Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore đã trở thành ổ dịch lớn nhất khu vực.

Tính đến thời điểm hiện tại, Singapore ghi nhận 22.460 ca mắc, trong đó có 20 ca tử vong. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tuyên bố gói giải pháp "ngắt mạch" để ngăn chặn Covid-19 lây lan sẽ được gia hạn đến 1/6, trong khi các quy tắc hiện hành được thắt chặt hơn trong hai tuần tới.

Indonesia ghi nhận 13.645 ca mắc, trong đó có 959 ca tử vong. Bộ Giao thông Indonesia thông báo đã khôi phục vận tải hàng không lại từ ngày 8/5 nhưng vẫn ở mức hạn chế.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp

Theo tin từ Nhà Trắng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Michael Regan vừa công bố 8 tổ chức sẽ giám sát việc đầu tư 20 tỷ USD để tài trợ cho hàng chục nghìn dự án năng lượng sạch và giao thông vận tải tại các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn trên khắp nước Mỹ.

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp
Nhật Bản, Mỹ, Philippines sẽ hợp tác về năng lượng sạch và chip

Trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Nikkei Asia trước thềm một hội nghị thượng đỉnh ba bên lịch sử ở Washington vào tuần tới, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ hợp tác cùng nhau trong các lĩnh vực như chất bán dẫn, số hóa, các mạng lưới truyền thông, năng lượng sạch và khoáng sản quan trọng.

Nhật Bản, Mỹ, Philippines sẽ hợp tác về năng lượng sạch và chip
Return to top