Thế giới

COVID-19: Indonesia cân nhắc gia hạn các biện pháp hạn chế đi lại

ClockChủ Nhật, 18/07/2021 07:19
TTH.VN - Bộ trưởng cấp cao Indonesia, ông Luhut Pandjaitan ngày 17/7 cho biết, Indonesia đang đánh giá xem liệu có nên kết thúc các biện pháp hạn chế đối với việc đi lại liên quan đến dịch bệnh COVID-19 theo kế hoạch, hay tiếp tục gia hạn.

Bệnh viện quá tải, Indonesia điều trị từ xa cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhẹLàn sóng COVID-19 mới kìm hãm sự phục hồi kinh tế của Đông Nam Á

Người dân tại thủ đô Jakarta, Indonesia đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN 

Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh quốc gia này phải đối mặt với sự bùng phát của các ca bệnh mới và nền kinh tế sụt giảm.

Các biện pháp hạn chế đi lại, bao gồm việc đóng cửa các trung tâm mua sắm và lệnh làm việc tại nhà đối với những người lao động không thiết yếu tại các đảo Java, Bali, cũng như 15 thành phố khác trên khắp quốc gia này, theo kế hoạch dự kiến sẽ được kết thúc vào ngày 20/7.

"Việc đi lại giảm không cho thấy sự giảm sút trong các trường hợp nhiễm bệnh. Chúng tôi đang đánh giá liệu có cần gia hạn thêm hay không", ông Luhut Panjaitan, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề hàng hải và đầu tư của Indonesia nói trong một cuộc họp báo trực tuyến.

Được thúc đẩy bởi sự lây lan của biến thể Delta, Indonesia đã báo cáo số lượng ca nhiễm COVID-19 mới nhiều hơn so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, theo số liệu từ mức trung bình 7 ngày mới nhất của ​​một chương trình theo dõi của Reuters. Bên cạnh đó, Indonesia cũng đứng thứ 2, chỉ sau Brazil về số người tử vong do dịch bênh này trên thế giới.

Vào ngày 17/7, Indonesia đã ghi nhận 51.952 ca nhiễm mới và 1.092 trường hợp tử vong mới. Tỷ lệ chủng ngừa của Indonesia ở mức 6% trên dân số 270 triệu người.

Trong một động thái liên quan, nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á hồi đầu tháng này đã hạ triển vọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm, có tính đến các biện pháp hạn chế.

Phát biểu trong cuộc họp báo nói trên, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani cho rằng, Indonesia sẽ mở rộng ngân sách phục hồi COVID-19 lên mức 744,74 nghìn tỷ rupiah (tương đương 51,38 tỷ USD), từ mức 699,43 nghìn tỷ rupiah.

Trong bối cảnh Indonesia nhiều lần báo cáo số lượng các ca nhiễm và ca tử vong do COVID-19 cao kỷ lục trong những tuần gần đây, quốc gia này đang trở thành “tâm chấn” mới của đại dịch tại khu vực châu Á, theo các chuyên gia y tế.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top