Thế giới

COVID-19 không làm giảm hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp

ClockThứ Tư, 05/01/2022 09:23
TTH.VN - Các hạn chế di chuyển được áp dụng để phòng dịch COVID-19 lây lan đã không làm giảm hoạt động sản xuất và buôn bán ma túy ở các nước khu vực sông Mekong.

Các nước Mekong cam kết hợp tác ngăn chặn nạn buôn bán ma túyDiện tích trồng thuốc phiện tiếp tục tăng ở khu Tam giác vàngNạn buôn bán ma tuý tiếp tục tăng mạnh ở châu Á giữa đại dịchEuropol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”Báo động xu hướng lạm dụng chất gây nghiện ở người cao tuổi

Nhiều vụ buôn bán ma túy bất hợp pháp đã bị bắt trong năm qua, song vẫn không làm giảm tần suất của hoạt động này. Ảnh minh họa: Vietnam+

Bắt giữ nhiều vụ

Cụ thể, trên thực tế, có những dấu hiệu cho thấy các hoạt động này vẫn tiếp tục nở rộ, bất chấp có COVID-19 hay không.

Được biết, ghi nhận trong năm 2021, số vụ bắt giữ mua bán trái phép ma túy thực hiện bởi cơ quan chức năng của Thái Lan đã tăng từ 21 vụ vào năm 2020 lên đến 68 vụ. Buôn bán ma túy là nguồn thu chính của các tội phạm xuyên quốc gia và một số dân ở vùng dân tộc thiểu số Myanmar, khi chúng cạnh tranh để kiểm soát các vùng lãnh thổ tự trị dọc biên giới Myanmar, bao gồm cả những vùng liên quan đến Thái Lan.

Tam giác Vàng, khu vực tỉnh Chiang Rai của Thái Lan giáp ranh với Myanmar và Lào là khu vực xung yếu về ma túy.

Khu vực này là trung tâm sản xuất và buôn bán chính, mà từ đó, ma túy bất hợp pháp được vận chuyển đến khu vực còn lại, phần còn lại của châu Á và rộng hơn thế nữa.

Theo báo cáo từ Ủy ban kiểm soát ma túy Thái Lan (ONCB), số ma túy bất hợp pháp mà các quan chức năng thực thi pháp luật thu giữ từ đầu năm 2021 bao gồm 825kg methamphetamine tinh thể (ma túy đá); 1,5 triệu viên methamphetamine; 2.552kg ketamine (hay còn được gọi là Ke) và 437.027 viên thuốc lắc.

Số ma túy này được vận chuyển từ Thái Lan đến các nước khác, ước tính trị giá lên đến 70 tỷ USD.

Hầu hết số ma túy bất hợp pháp bị thu giữ được vận chuyển đến nước ngoài như Australia, New Zealand, Hongkong, Đài Loan và Singapore.

Theo dữ liệu từ ONCB, Australia là thị trường nước ngoài chính của ma túy nhập lậu từ Thái Lan. Cụ thể, vào năm 2020, hơn 30kg ma túy đá và 62kg heroin đã bị chính quyền Thái Lan thu giữ trước khi vận chuyển đến Australia.

Từ đầu năm 2021 đến tháng 11/2021, hơn 321kg ma túy đá và 22kg heroin vận chuyển đến Australia đã bị thu giữ tại các cửa hải quan của Thái Lan. Hơn 316kg ma túy đá được vận chuyển từ Thái Lan đã bị thu giữ tại Australia.

Vận chuyển, “trá hình” tinh vi

Những kẻ buôn lậu đã giấu ma túy trong các xô đựng sơn dày, hoặc gói trong các gói trà trước khi vận chuyển sản phẩm đến tay người mua.

Gần đây, các kẻ buôn lậu ma túy cũng chuyển từ hình thức vận chuyển ma túy bằng đường hàng không sang đường thủy để “đi hàng trót lọt”.

Không chỉ riêng Australia, số lượng ma túy bất hợp pháp từ Thái Lan vận chuyển đến Singapore cũng đang tăng lên nhiều hơn so với năm 2020.

Để vận chuyển ma túy cho thị trường Singapore, các băng nhóm buôn bán ma túy đã sử dụng một thủ thuật khác, thông thường là vận chuyển sản phẩm đến các địa chỉ ở Singapore thông qua đường bưu điện.

Trong đó, những kẻ buôn ma túy giấu sản phẩm trong các bì đồ ăn nhẹ hoặc các món tráng miệng và gửi chúng qua đường chuyển phát nhanh, hoặc vận chuyển thông thường đến các địa điểm của người mua ở Singapore.

Phỏng vấn ông Wichai Chaimongkhon, Tổng thư ký Ủy ban kiểm soát ma túy, ông cho biết những kẻ buôn ma túy người Singapore sống tại Thái Lan thường bán ma túy thông qua các ứng dụng nhắn tin và thanh toán bằng các ứng dụng thanh toán trực tuyến.

Hiện nay, mức độ tinh vi trong sản xuất ma túy cũng được cải thiện rõ rệt. Trước năm 2010, máy dập viên 1 lỗ và 2 lỗ được sử dụng để sản xuất ma túy tổng hợp.

Sau này, các đại lý đã chuyển sang dùng máy ép thủy lực tự động để sản xuất ma túy bất hợp pháp một cách quy mô hơn, tạo ra 180.000 viên/giờ - gấp 10 lần so với trước đây.

Ngăn chặn từ khâu đầu tiên

ONCB cho biết thêm, việc buôn lậu tiền chất ma túy từ Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc đã tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất ma túy gia tăng ở khu vực Tam giác Vàng và sau đó vận chuyển sản phẩm ma túy đó sang thị trường Thái Lan.

Sự sẵn có ngày càng tăng của ma túy có nguy cơ khiến tiến trình kiểm soát ma túy của Thái Lan ngày càng đối mặt với nhiều thách thức hơn so với thời gian trước.

Cách duy nhất để ngăn chặn “cơn lũ ma túy” ở Thái Lan là ngăn chặn cung cấp các tiền chất dùng để chế thành ma túy vào khu vực Tam giác Vàng.

Vào tháng 12/2019, Thái Lan đã làm việc với 6 nước trong khu vực Mekong nhằm khởi động chiến dịch “Tam giác Vàng 1511” để chống lại các tổ chức ma túy hoạt động trong khu vực này.

Hoạt động này khiến nhiều ma túy bị thu giữ, cũng như nhiều kẻ buôn bán ma túy bị bắt giữ hơn.

Trước thành quả này, Thái Lan cần phải hợp tác chặt chẽ hơn với các nước láng giềng, đặc biệt là theo tinh thần hoạt động Tam giác Vàng 1511 để ngăn chặn ma túy tràn vào lãnh thổ của đất nước.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030

Ngày 27/3, Ban Giám đốc Sở Y tế có buổi tiếp và làm việc với Đoàn khảo sát của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) về khả năng triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025-2030”, trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030
Hai vợ chồng trẻ “làm ăn lớn” lĩnh án 40 năm tù

Chiều 12/3, Tòa án Nhân dân tỉnh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Mua bán trái phép chất mua túy” đối với hai bị cáo Trần Viết Thanh và Nguyễn Thị Anh Thi (cùng SN 2000, là vợ chồng, cùng trú tại phường Thuận Hòa, TP. Huế).

Hai vợ chồng trẻ “làm ăn lớn” lĩnh án 40 năm tù
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top