COVID-19: Kinh tế toàn cầu có nguy cơ tổn thất 1 nghìn tỷ USD trong năm 2020
TTH - Hội nghị Liên Hiệp quốc (LHQ) về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) ngày 10/3 cho biết, ngoài những hậu quả nặng nề về người, sự không chắc chắn về kinh tế mà dịch bệnh COVID-19 tạo ra sẽ có nguy cơ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 1 nghìn tỷ USD trong năm 2020.
Hoạt động sản xuất tại một nhà máy ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Khi được hỏi về cách mà các quốc gia khác nhau có thể phản ứng với cuộc khủng hoảng, bao gồm Trung Quốc, nơi virus xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12/2019, ông Richard Kozul-Wright, Giám đốc Bộ phận chiến lược toàn cầu hóa và phát triển tại UNCTAD nói rằng, Chính phủ Trung Quốc có khả năng sẽ đưa ra những biện pháp mở rộng quan trọng đối với việc tăng chi tiêu hoặc cắt giảm thuế.
Bên cạnh đó, ông Richard Kozul-Wright cũng kêu gọi các Chính phủ trên thế giới chi tiêu vào thời điểm này, nhằm ngăn chặn tình trạng khủng hoảng thậm chí sẽ còn có thể gây thiệt hại nhiều hơn.
Đối với châu Âu và khu vực đồng euro, nhà kinh tế cấp cao của LHQ lưu ý, nền kinh tế của khu vực này đã hoạt động “cực kỳ tồi tệ vào cuối năm 2019”. Khu vực này “gần như chắc chắn sẽ bước vào suy thoái trong những tháng tới; trong đó, nền kinh tế Đức đặc biệt yếu ớt”, ông Richard Kozul-Wright nói thêm.
Cho rằng nhiều khu vực của Mỹ Latinh cũng dễ bị tổn thương, Giám đốc Bộ phận chiến lược toàn cầu hóa và phát triển tại UNCTAD nhận định, Argentina nói riêng “sẽ gặp khó khăn do hậu quả của những tác động từ cuộc khủng hoảng này”.
Ngoài ra, các quốc gia kém phát triển nhất, nơi có nền kinh tế được thúc đẩy bởi hoạt động bán nguyên liệu thô cũng sẽ không phải là ngoại lệ. Những quốc gia đang phát triển, nhất là các nhà xuất khẩu hàng hóa phải đối mặt với một mối đe dọa đặc biệt, bởi lợi nhuận xuất khẩu yếu hơn liên quan đến đồng USD mạnh hơn.
LÊ THẢO
(Lược dịch từ UN News)
- Trung Quốc công bố nhiều khoản hỗ trợ mới nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh (16/08)
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác (16/08)
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh (16/08)
- Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên (15/08)
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi (15/08)
- Philippines: Đại dịch đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh nghèo đói (15/08)
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm (15/08)
- Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát (15/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
-
ADB kêu gọi tăng cường nỗ lực giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước ở châu Á - Thái Bình Dương
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- Bệnh đậu mùa khỉ: Mối lo "dịch chồng dịch" ở châu Âu
- Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay không liên quan đến loài khỉ
- Bảng xếp hạng chỉ số tự tin du lịch của châu Á - Thái Bình Dương
- Khai mạc Hội nghị Tòa án các tỉnh biên giới Lào-Việt Nam-Campuchia
- Tổng thư ký Liên Hợp quốc ủng hộ phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên
- TP. Hồ Chí Minh và Singapore tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm