Thế giới

COVID-19: Tiểu bang đông dân nhất Australia mở rộng hạn chế để truy tìm nguồn lây

ClockChủ Nhật, 09/05/2021 14:29
TTH.VN - Ngày hôm nay (9/5), New South Wales, tiểu bang đông dân nhất của Australia không ghi nhận ca nhiễm COVID-19 mới nào trong ngày thứ 3 liên tiếp, nhưng quyết định gia hạn các quy tắc về giãn cách xã hội và đeo khẩu trang thêm 1 tuần, trong bối cảnh các nhà chức trách đang khẩn trương truy tìm nguồn gốc của ca nhiễm COVID-19 bí ẩn ở Sydney.

Australia: Bang Victoria lên kế hoạch đón sinh viên quốc tế trở lạiDịch COVID-19: Hàng loạt quốc gia trong tình trạng cảnh báo cao độ

Người dân tại Australia đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Sau khi một người đàn ông ở thành phố Sydney, thủ phủ của tiểu bang New South Wales có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 hồi tuần trước, chấm dứt một thời gian dài không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, các nhà chức trách đã tái áp dụng một số biện pháp giãn cách xã hội cho đến ngày 10/5, và một chiến dịch để xét nghiệm thêm nhiều người nhằm xác định nguồn lây nhiễm.

Ngày 9/5, các nhà chức trách báo cáo ngày thứ 3 liên tiếp không ghi nhận ca bệnh mới, giúp làm giảm bớt lo ngại về một đợt bùng phát rộng hơn trong thành phố; tuy nhiên, sự bí ẩn của ca lây nhiễm nói trên là lý do để mở rộng các biện pháp hạn chế.

Thủ hiến bang New South Wales, bà Gladys Berejiklian cho biết, do ca lây nhiễm chưa được xác định nguồn lây, tiểu bang này muốn ngăn chặn nguy cơ siêu lây truyền. Tất cả các biện pháp bảo vệ hoặc hạn chế sẽ được áp dụng thêm một tuần nữa. Điều này có nghĩa là hơn 5 triệu người sống trong và xung quanh Sydney phải đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và ở hầu hết các địa điểm công cộng, trong khi các hộ gia đình sẽ được giới hạn ở mức 20 khách tập trung một lúc cho đến ngày 17/5.

Theo Chính phủ Australia, quốc gia này đã phần lớn loại bỏ virus SARS-CoV-2, với 79 ngày trong năm 2021 không ghi nhận ca nhiễm trong nước, đây được cho là kết quả của chiến lược đóng cửa biên giới quốc tế và giữa các tiểu bang, cũng như những biện pháp giãn cách xã hội.

Trong bối cảnh Australia đang chờ các lô hàng vaccine và theo dõi sự gia tăng của các ca nhiễm COVID-19 ở những quốc gia khác, các nhà lập pháp hàng đầu cho hay, các đường biên giới dường như sẽ được mở cửa trở lại vào năm 2022, chứ không phải là năm 2021 như dự kiến ​​trước đây. Trong một cuộc phỏng vấn với Tờ News Corp được xuất bản vào ngày 9/5, Thủ tướng Australia Scott Morrison nói rằng, quốc gia này không chắc sẽ sớm mở cửa trở lại biên giới, mặc dù ông không đưa ra mốc thời gian cụ thể.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Oxford Economics dự báo Australia sẽ bỏ lỡ mục tiêu khí hậu năm 2030

Hãng dự báo và phân tích tình hình kinh tế Oxford Economics cho biết, lượng khí thải carbon của Australia không giảm đủ nhanh để đạt được mục tiêu khí hậu vào năm 2030, trong bối cảnh việc triển khai năng lượng tái tạo mất nhiều thời gian hơn so với dự đoán ban đầu.

Oxford Economics dự báo Australia sẽ bỏ lỡ mục tiêu khí hậu năm 2030
Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top