Thế giới Thế giới
"Cú đòn" đánh vào tham vọng của Anh trong tiến trình Brexit
Theo phóng viên TTXVN tại Anh, ngày 19/2, người đứng đầu nhóm đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) về Brexit (tiến trình Anh rời khỏi EU), ông Michel Barnier đã công bố một lộ trình về thời gian và nội dung thảo luận giữa Anh và 27 nước thành viên EU, theo đó, hai vấn đề ưu tiên thương lượng hàng đầu đối với EU là nghĩa vụ tài chính của Anh và quyền của các công dân EU và Anh thời kỳ hậu Brexit.
![]() |
Một con phố ở thủ đô London, Anh. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Tuyên bố trên được cho là "cú đòn" đánh vào tham vọng của Anh mong muốn đạt được thỏa thuận thương mại mới thay thế thỏa thuận sắp hết hạn vào cuối năm 2018.
Trong thông báo được đăng tải trên tờ Financial Times (Thời báo Tài chính) ngày 19/2, ông Michel Barnier cho biết sau khi hoàn tất việc thảo luận 2 vấn đề nói trên, EU và Anh sẽ tiếp tục thảo luận về tương lai thỏa thuận thương mại giữa hai bên và sau cùng là các bước chuẩn bị cho thời kỳ chuyển đổi.
Kế hoạch của ông Barnier đưa ra nhằm buộc Anh phải chấp thuận các yêu cầu về phương thức thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình, còn con số chính xác cụ thể sẽ đợi thảo luận thông qua.
Động thái này của EU được cho là sẽ làm trì hoãn thỏa thuận thương mại giữa hai bên và phủ bóng đen lên cuộc đàm phán Brexit trong tương lai.
Trái ngược với yêu cầu của EU, Bộ trưởng phụ trách Brexit của Anh David Davis muốn mọi yếu tố liên quan đến Brexit sẽ được xử lý "song song đồng thời."
Hiện EU kiên định lập trường đại diện 27 nước thành viên EU sẽ cùng tham gia đàm phán và mọi quyết định của EU sẽ là quyết định tập thể.
Tuy nhiên các thành viên EU-27 có những quan điểm khác nhau liên quan đến chi tiết các cuộc thảo luận giữa Anh và EU.
Pháp và một số nước cho rằng Anh trước hết phải đưa ra cam kết nghĩa vụ tài chính, trong khi Tây Ban Nha lại phản đối việc đưa ra những yêu cầu về các bước trình tự khắt khe, và ủng hộ việc cần phải sớm có các cuộc thảo luận về tương lai của quan hệ Anh-EU.
Theo kế hoạch, hội nghị thượng đỉnh EU-27 diễn ra vào đầu tháng 4/2017 sẽ tập trung thảo luận vấn đề liên quan đến Brexit./.
Theo Vietnam+
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo (26/02)
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3 (26/02)
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria (26/02)
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội (26/02)
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường (26/02)
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2 (26/02)
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn (25/02)
- Singapore sẽ cần thêm 1,2 triệu lao động kỹ thuật số vào năm 2025 (25/02)
-
Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân
- Campuchia sử dụng hệ thống QR Code “ Stop Covid” để kiểm soát những nơi đông người
- Nga phát hiện ca nhiễm cúm gia cầm H5N8 đầu tiên ở người
-
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19
- Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Nhiều dấu hiệu khả quan rằng ASEAN sẽ phục hồi vào năm 2021
- EU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau Brexit
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm