ClockThứ Hai, 24/10/2022 06:42

Cứ lũ lụt là thiệt hại

Mưa lũ ở Huế không phải là chuyện mới. Nhiều dự báo, cảnh báo lẫn các kịch bản ứng phó, thích nghi đã được bàn đến, xây dựng nhiều nhưng mỗi đợt lũ, những thiệt hại về nông nghiệp ở vùng lũ lại tái diễn.

Sau lũ, thật đau lòng khi những hình ảnh thiệt hại về nông nghiệp được cập nhật. Tại rốn lũ Quảng Điền, thiệt hại nhiều tập trung ở hoa màu và nuôi trồng thủy sản. Trên sông Bồ - nơi nuôi sống không ít hộ dân nhờ nghề nuôi cá lồng, sau đợt lũ mới đây, hàng tấn cá diêu hồng đang độ thu hoạch bỗng chốc chết trắng do ngột nước. Chưa có thống kê đầy đủ người nuôi cá thiệt hại bao  nhiêu, nhưng theo thông tin ban đầu, thiệt hại này có khả năng không được hỗ trợ vì lỗi do người dân nuôi không đúng lịch thời vụ.

Cũng tại Quảng Điền, vựa rau lớn nhất tỉnh, có hộ nông dân mất trắng cả trăm triệu đồng do lũ, trong đó có hàng ngàn cây cà chua và dưa leo công nghệ cao mà bà con được hỗ trợ hàng trăm triệu đồng trong khuôn khổ xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.

Tại Phú Vang - nơi được biết đến với những vựa hoa tết, sau lũ, nước mắt người trồng hoa cũng nhòa vào vụ hoa tết đang mơn mởn bỗng mất trắng theo lũ. Chỉ riêng vựa hoa tết Phú Mậu, thiệt hại do đợt lũ vừa qua lên đến 2,5 tỷ đồng.

“Sống chung với lũ” là cụm từ đã nằm lòng với người dân vùng ngập lụt của Huế. Đó cũng là phương châm trong hoạch định các chính sách kinh tế và an sinh cho người dân vùng lũ. Theo đó, đã có những mô hình như nhà vượt lũ, trồng hoa trên giàn cao chống ngập lụt; thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ sản xuất… Tuy nhiên, vấn đề thích ứng với lũ lụt đã thực sự hiệu quả và bền vững khi người nông dân vẫn đánh cược sinh kế cho trời?. Đó là chia sẻ rất thực từ một người trồng hoa ở Phú Mậu, rằng: Dù biết đánh cược với thiên tai, nhưng người trồng hoa vẫn phải làm vì hy vọng thời tiết thuận lợi để có thu nhập.

Thống kê cho thấy, trong đợt mưa lũ từ ngày 14 -17/10 vừa qua, toàn tỉnh ước tính có khoảng 20 nghìn nhà ngập, với độ sâu từ 0,3-0,8m tùy từng vùng và khu vực. Hàng ngàn hộ dân phải di dời đến nơi an toàn. Có những nơi, nước lên bất thường, công tác di dời phải tiến hành trong đêm.

Trước diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, khó lường, công tác ứng phó với bão lụt ở địa bàn nhạy cảm với thiên tai như Huế là công việc thường xuyên, đối diện với muôn vàn khó khăn. Không chỉ cần những kịch bản về ứng phó như di dân, cứu hộ cứu nạn, việc sống chung với lũ cần có những chương trình, kế sách thích nghi hiệu quả, có tính bền vững, đặc biệt là sinh kế, sản xuất của người dân vùng ngập.

Nếu những giải pháp ứng phó cứ “theo đuôi lũ” như tập quán sản xuất may rủi của người trồng hoa ở Phú Mậu hay người nuôi cá trên sông Bồ thì điệp khúc cứ lũ là thiệt hại lại tái diễn. Cùng với đó, những thiệt hại về kinh tế của từng hộ dân sau cơn lũ sẽ dẫn đến nợ nần, tái nghèo… Tiềm lực kinh tế chung của tỉnh cũng ảnh hưởng, khi thu nhập của một bộ phận không ít người dân vùng lũ bấp bênh trong mùa lũ.

KIM OANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Mỹ hứng chịu con số kỷ lục về thảm họa “tỷ USD” trong năm 2023

Dữ liệu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) cho biết Mỹ đã hứng chịu nhiều trận lũ lụt, hỏa hoạn và các thảm họa khí hậu khác gây thiệt hại hàng tỷ USD (mỗi thảm họa) trong năm 2023 và nhiệt độ trung bình của nước này cao thứ năm trong lịch sử.

Mỹ hứng chịu con số kỷ lục về thảm họa “tỷ USD” trong năm 2023
Malaysia: Hơn 28.000 người phải sơ tán do lũ lụt

Johor và Sabah vừa trở thành những tiểu bang mới nhất ở Malaysia hứng chịu lũ lụt, nâng tổng số khu vực bị ảnh hưởng lên 6 tiểu bang, với số người sơ tán tính đến 6h sáng 27/12 (giờ địa phương) tăng lên 28.310 người, so với 25.938 người được ghi nhận trước đó vào tối 26/12.

Malaysia Hơn 28 000 người phải sơ tán do lũ lụt

TIN MỚI

Return to top