Y tế - Sức khỏe Y tế - Sức khỏe
Cua đồng làm thuốc: nấu chín, xem chân
TTH - Cua đồng là món ăn dân dã quen thuộc của người Việt Nam và được y học cổ truyền dùng làm thuốc từ xa xưa. Loài cua này có các họ như Potamidae, Graspidae, Parathelphusidae. Tại Việt Nam, thường gặp nhất là cua đồng có tên khoa học Somanniathelphusa sinensis sinensis H.Milne – Edwards thuộc họ Parathelphusidae, sống phổ biến ở các vùng nước ngọt, nhất là tại các ruộng lúa thuộc đồng bằng, trung du và miền núi.
Món bổ, thuốc hay
Cần cảnh giác với loại cua đồng chỉ có sáu hoặc bốn chân. Ảnh: MOPX
|
Về dinh dưỡng: sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam do viện Dược liệu (bộ Y tế) ấn hành cho biết, trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protid; 3,3% lipid; 5.040mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin... Đặc biệt, mai cua có nhiều chất chitin. Theo kinh nghiệm dân gian, để trẻ nhỏ cứng cáp, nhanh biết đi, người ta dùng cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, chỉ lấy mình cua, rang nhỏ lửa cho vàng và khô. Giã nhỏ, rây lấy bột mịn. Hàng ngày, dùng bột cua quấy với bột gạo cho trẻ ăn, mỗi lần 1 – 2 thìa nhỏ.
Về dược tính: trong Lĩnh nam bản thảo, Hải Thượng Lãn Ông ghi: “Điền giải là tên gọi cua đồng. Ngọt lạnh, ít độc hay sinh phong. Nối gân, tiếp xương, chữa phong nhiệt. Trừ mụn độc lở, huyết kết thông”. Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh ghi: điền giải có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, hơi độc, tác dụng liền gân, nối xương, trị nhiệt tả, ngộ độc, máu kết cục, lở ghẻ. Sách Dược tính chỉ nam của ông ghi: điền giải có tác dụng tán tà nhiệt trong lồng ngực, thông được kinh mạch, làm cho năm tạng khỏi buồn phiền, giải được độc do thức ăn, liền được gân, thêm sức cho xương, bổ ích khí lực, tống được các vật kết đọng trong người, phá được chứng ứ huyết do vấp ngã hoặc bị đánh chấn thương, sốt rét... xMột số thử nghiệm trong phòng nghiên cứu ở Nhật ghi nhận, dung dịch trích bằng ether hay ethanol từ cua đồng có hoạt tính làm hạ huyết áp ở mèo, làm co thắt bắp thịt tử cung nơi chuột, đồng thời kích thích sự bài tiết của các hạch nội tiết.
Nguy cơ nhiễm sán
Ai không nên ăn cua đồng? Do cua đồng có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng nên đông y khuyên phụ nữ có thai tránh ăn cua đồng. Người đau ốm mới khoẻ, hệ thống tiêu hoá còn yếu cũng không nên ăn. Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế. Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng. Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn. Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút. |
Cua đồng tuy là món ăn bổ dưỡng (canh cua đồng là món canh giải nhiệt, kích thích ăn uống, dễ tiêu hoá thức ăn), vị thuốc hay (y học hiện đại xác nhận cua đồng tốt cho trẻ còi xương hay người bị loãng xương) nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy hại cho sức khoẻ.
Một số sách đông y hướng dẫn bài thuốc uống nước vắt từ cua đồng giã nhuyễn trị bầm tím do té ngã ứ huyết, uống nước giã nhuyễn cua đồng sống để trị ngộ độc do ăn khoai mì (sắn)... là những cách hết sức nguy hiểm vì dễ nhiễm ký sinh trùng. Theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Hoa Kỳ), ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus. Ký sinh trùng này sống bám trên cua đồng, khi vào tới ruột người, gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy... sau đó chúng sang phổi gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay... Nếu sán cư trú ở não thì thường gây cơn động kinh, ở gan thì tạo ápxe gan. Tại Việt Nam, từng có một số người dân ở vùng Thanh Hoá, Bắc Giang, Nghệ An... vì muốn dẻo dai trong các cuộc thi đấu vật nên đã uống nước cua đồng sống và bị bệnh sán lá phổi. Loại cua đồng ăn được thường có hai càng to và tám chân (ngoe). Tuy nhiên, cũng có loại chỉ sáu hoặc bốn chân, phải cảnh giác với loại này. Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã lưu ý: “Cua đồng thì kiêng thứ sáu chân hoặc bốn chân, mắt đỏ, bụng dưới có lông, trong bụng có xương, đầu lưng có chấm sao, chân có khoang thì chớ ăn mà hại người, nên cẩn thận”.
ThS.BS Võ Thị Thu - Giảng viên bộ môn đông y, học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam - Theo SGTT
- 6.200 liều vắc xin phòng dịch COVID-19 đã về đến Thừa Thiên Huế (14/04)
- Hỗ trợ người nghèo phẫu thuật đục thủy tinh thể (14/04)
- Nguy cơ cao bùng phát dịch COVID-19 (14/04)
- Thực hiện thành công ca bệnh đầu tiên ghép tế bào gốc chữa u nguyên bào võng mạc (13/04)
- Tỉnh đầu tiên triển khai tiêm vaccine COVID-19 đợt 2 (13/04)
- Tiếp nhận gần 200 đơn vị máu từ sinh viên Trường đại học Sư phạm (11/04)
- Sẽ có hệ thống đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến trên toàn quốc (09/04)
- JICA trao tặng thiết bị phòng chống dịch COVID-19 (09/04)
-
Thực hiện thành công ca bệnh đầu tiên ghép tế bào gốc chữa u nguyên bào võng mạc
- Sáng 30/3, Việt Nam không thêm ca mắc mới COVID-19, đã có 46.416 người được tiêm vaccine
- Quảng Điền tiếp nhận hơn 350 đơn vị máu nhân đạo
- Sáng 27/3, không ca mắc COVID-19; có 44.000 người đã tiêm vắc xin AstraZeneca
- “Việt Nam Chiến thắng COVID – Chấm dứt lao”
- 15 tình nguyện viên tiếp theo được tiêm thử nghiệm vaccine COVIVAC
- 16 tỉnh, thành đã tiêm vắc xin Covid-19 cho gần 34.000 người
- Cấp thẻ BHYT mẫu mới từ ngày 1/4/2021
- Việt Nam đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cho hơn 15.800 người
- Cả nước đã có hơn 10.000 người được tiêm chủng vaccine COVID-19
-
Phòng ngừa đột qụy khi chuyển mùa
- JICA trao tặng thiết bị phòng chống dịch COVID-19
- Thực hiện thành công ca bệnh đầu tiên ghép tế bào gốc chữa u nguyên bào võng mạc
- Tiếp nhận gần 200 đơn vị máu từ sinh viên Trường đại học Sư phạm
- Tỉnh đầu tiên triển khai tiêm vaccine COVID-19 đợt 2
- Tham quan mô hình “Nhà trung chuyển” tại Huế
- Sẽ có hệ thống đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến trên toàn quốc
- Hỗ trợ người nghèo phẫu thuật đục thủy tinh thể
- Nguy cơ cao bùng phát dịch COVID-19
- 6.200 liều vắc xin phòng dịch COVID-19 đã về đến Thừa Thiên Huế
-
Tỉnh đầu tiên triển khai tiêm vaccine COVID-19 đợt 2
- Tiếp nhận gần 200 đơn vị máu từ sinh viên Trường đại học Sư phạm
- Chủ động chống lao với Chiến lược 2X
- Bổ nhiệm TS.BS Nguyễn Đức Hoàng làm Phó Giám đốc Bệnh viện TW Huế - Cơ sở 2
- Sáng 27/3, không ca mắc COVID-19; có 44.000 người đã tiêm vắc xin AstraZeneca