Thế giới Thế giới
Cuba chuẩn bị ra mắt vaccine Mambisa phòng COVID-19 dạng xịt
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy vaccine Mambisa có khả năng phản ứng miễn dịch niêm mạc cao chống lại virus SARS-CoV-2, do đó có thể ngăn ngừa hiệu quả sự lây truyền của virus.
Nhân viên y tế tiêm thử nghiệm vaccine Soberana 2 phòng COVID-19 của Cuba cho tình nguyện viên tại La Habana, ngày 31/3/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các nhà khoa học Cuba cho biết đang thực hiện những bước đánh giá cuối cùng trước khi “trình làng” vaccine Mambisa, một trong số ít các loại vaccine ngừa COVID-19 sử dụng qua đường mũi đang được nghiên cứu và phát triển trên thế giới.
Thông qua mạng xã hội Twitter, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ sinh học BioCubaFarma của Cuba Eduardo Martínez ngày 23/12 tuyên bố và cung cấp một mức độ miễn dịch khử trùng nhất định.
Theo ông Martínez, các loại vaccine COVID-19 hiện có trên thế giới, bao gồm cả các chế phẩm của Cuba, đều rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh có triệu chứng, các ca COVID-19 dạng nặng và các trường hợp tử vong, nhưng lại chưa đủ hiệu quả để ngăn ngừa virus SARS-CoV-2, do đó những người đã được tiêm chủng đầy đủ vẫn có nguy cơ bị nhiễm bệnh, và kết quả là không thể dập tắt được chuỗi lây nhiễm một cách triệt để.
Điều này lý giải tại sao cộng đồng khoa học quốc tế đang nghiên cứu các phương pháp để chế tạo ra một loại vaccine cho phép miễn dịch khử trùng, một trong số đó là vaccine đường mũi, tức là sử dụng đường niêm mạc để tạo ra phản ứng tức thì ngay khi virus xâm nhập vào cơ thể, nhanh chóng vô hiệu hóa mầm bệnh và triệt tiêu khả năng tái tạo.
Cuba được xem là “điểm sáng” về vaccine của Mỹ Latinh trong bối cảnh khu vực này hiện vẫn đang là tâm điểm của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu.
Đây là quốc gia Mỹ Latinh duy nhất tự sản xuất vaccine ngừa SARS-CoV-2, bao gồm Abdala, Soberana 02 và Soberana Plus, cùng 2 chế phẩm đang được thử nghiệm lâm sàng là Mambisa và Soberana 01.
Vaccine ngừa COVID-19 của Cuba đã được xuất khẩu sang Venezuela, Nicaragua và Việt Nam. Argentina và Mexico cũng tỏ ra quan tâm đến các sản phẩm này.
Cuba đã hoàn thành tiêm chủng ngừa COVID-19 cho hơn 85% dân số với các loại vaccine nội địa, đồng thời triển khai tiêm liều tăng cường cho gần 900 nghìn người, bao gồm nhân viên y tế tuyến đầu và các nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy hơn 91% người dân Cuba, bao gồm cả trẻ em từ 2 tuổi trở lên, đã được bảo vệ với ít nhất 1 mũi vaccine do nước này tự sản xuất, đưa Cuba trở thành nước có tỷ lệ dân số được tiêm ngừa COVID-19 cao nhất khu vực Mỹ Latinh và đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất.
Cuba cũng được đánh giá là rất thành công trong việc chữa trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, với tỷ lệ hơn 99% được chữa khỏi bệnh tính tới thời điểm hiện nay./.
Theo Vietnam+
- Nhiều nền kinh tế lớn dự báo sẽ suy thoái trong 12 tháng tới (04/07)
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả (04/07)
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á (04/07)
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt (04/07)
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”