Thế giới

Cuba-Mỹ nỗ lực gỡ bỏ rào cản đối với thỏa thuận hàng không

ClockThứ Sáu, 04/12/2015 14:42
TTH.VN - Washington và La Habana đang đàm phán một giải pháp liên quan tới điều luật của Mỹ quy định tịch thu mọi máy bay thuộc sở hữu của Nhà nước Cuba một khi tiếp đất lãnh thổ của Mỹ.

 

Một máy bay của hãng Cubana de Aviacion. (Nguồn: capitolhillcubans.com)

Điều luật này được xem là rào cản cho một thỏa thuận hàng không dân dụng giữa hai nước. 

Phát biểu trong một hội thảo về Cuba do tạp chí The Economist tổ chức ngày 3/12, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Tây Bán Cầu Alex Lee cho biết giải pháp về ngắn hạn cho tình trạng này là hãng hàng không quốc gia Cubana de Aviacion của Cuba cần ký một thỏa thuận liên danh hoặc chia sẻ mã số với một hãng hàng không của Mỹ.

Quan chức này tiết lộ đối tác tiềm năng của phía Mỹ trong trường hợp này là hãng hàng không American Airlines. 

Hiện tại các hãng hàng không Mỹ vẫn thực hiện khoảng 20 chuyến bay tới Cuba mỗi tuần, tuy nhiên các chuyến bay này là theo dạng đặt hàng và không được bán vé tự do. Do đó, nhiều hãng hàng không Mỹ đang vận động chính phủ cho phép mở các tuyến bay thương mại cố định tới Cuba.

Về phần mình, La Habana cũng muốn hãng Cubana de Aviacion được mở đường bay thẳng sang Mỹ./.

Theo Vietnamplus
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top