ClockThứ Năm, 05/05/2016 15:00

Cục Hàng hải nói về “cảnh báo cướp biển”

Đại diện Cục Hàng hải Việt Nam cho biết tàu thuyền Việt Nam cần đặc biệt cảnh giác, thực hiện đúng các khuyến nghị của cơ quan hàng hải khi đi qua khu vực vừa được cảnh báo có cướp biển.

Ba vụ bắt cướp biển tấn công tàu, bắt cóc thuyền viên xảy ra liên tiếp trong thời gian vừa qua trên vùng biển Đông Sabah và Nam Philippines đã được Trung tâm chia sẻ thông tin ReCAAP cảnh báo đặc biệt.

Trao đổi với Dân Việt sáng nay (5/5), ông Võ Duy Thắng – Trưởng phòng An toàn An ninh Hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam cho biết: “Trong vùng biển kể trên, chưa xảy ra trường hợp nào tàu Việt Nam bị cướp. Tàu Việt Nam đã nhiều lần bị cướp biển tấn công nhưng đều xảy ra ở các vùng biển khác”.

Sau khi nhận được thông báo đặc biệt của ReCAAP, Cục Hàng hải Việt Nam cũng đã yêu cầu các Cảng vụ Hàng hải cảnh báo đến tất cả các chủ tàu, công ty khai thác tàu biển tại Việt Nam.

Ông Thắng cho biết các cảnh báo của ReCAAP cũng trùng với những khuyến cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, IMO đã gửi đến các chủ tàu, thuyền viên từ trước đến nay.

Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn đã xảy ra 3 vụ cướp biển tấn công, bắt cóc thuyền viên tại vùng biển Đông Sabah và Nam Philippines. Những vụ việc này có tính chất phức tạp nên việc cảnh báo nguy hiểm tại khu vực này là rất cần thiết.

Ông Võ Duy Thắng cho biết, sau những vụ việc trên, các tàu biển được khuyến cáo: tăng cường trực ca khi tàu đang neo đậu; giữ chiếu sáng xung quanh tàu và bật các đèn pha cao áp; nâng cao cảnh giác, bấm còi báo động khi có người lạ đến gần; duy trì trực ca liên tục để nhận các khuyến cáo; chuyển hướng hoặc tránh vào khu vực này nếu có thể; duy trì thông tin với các cơ quan chấp pháp tại khu vực.

Ông Thắng cho hay: “Việc cảnh báo có nguy hiểm tại khu vực biển trên là đáng lo ngại, tuy nhiên chưa đến mức quá lo sợ nếu như các chủ tàu, thuyền viên thực hiện theo đúng các khuyến cáo của cơ quan chức năng, chưa cần thiết phải thuê tàu bảo vệ như ở các khu vực khác, như vùng biển Somali chẳng hạn”.

Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, một số thông tin về 3 vụ cướp vẫn đang trong quá trình được các cơ quan chức năng quốc tế giám sát, xác minh nên vẫn chưa đánh giá được hết tình huống đã xảy ra.

Trước đó, Trung tâm chia sẻ thông tin ReCAAP đã thông báo 3 vụ việc liên quan đến việc bắt cóc thuyền viên xảy ra trong vùng biển Đông Sabah và Nam Philippines.

Cụ thể, ngày 26/3 tàu Brahma 12 treo cờ Indonesia kéo sà lan Anand 12 chở 17.000 tấn than bị 17 tên cướp có súng tấn công và bắt cóc 10 thuyền viên người Indonesia. Sau đó, chủ tàu Brahma thông báo Tổ chức Abu Sayyaf nhận trách nhiệm về vụ việc và đòi 50 triệu pesos tiền chuộc để trả tự do cho các thủy thủ.

Ngày 1/4, tàu Massive 6 quốc tịch Malaysia bị 8 tên cướp tấn công, bắt đi 4 thuyền viên. Đến ngày 15.4, tàu Henry quốc tịch Indonesia bị tấn công khiến 1 thuyền viên bị thương, 4 người bị bắt cóc.

Ngay sau khi các vụ việc trên xảy ra, Chính phủ Malaysia đã ban hành lệnh cấm tạm thời tuyến thương mại giữa Sabah và Nam Philippines cho đến khi một kế hoạch tổng thể được xây dựng nhằm đảm bảo an toàn, an ninh cho các thuyền viên. Còn Tổng thống Indonesia đã kêu gọi cả 3 nước Indonesia, Malaysia và Philippines xem xét tổ chức tuần tra chung để đảm bảo an ninh cho các tuyến hàng hải trong khu vực kể trên.

Các vụ tàu Việt Nam bị cướp biển tấn công gần đây

- Sáng 3/10/2014 tàu Sunrise 689 chuyên chở dầu có trọng tải 5.928 tấn sau khi lấy hàng tại cảng Horizon (Singapore) đã bị cướp biển tấn công, lấy đi khoảng 1.500 tấn dầu.

- Rạng sáng 7/12/2014, tàu ASPHALT 2 thuộc Công ty CP Vận tải hóa dầu VP chở 2.300 tấn nhựa đường lỏng từ Singapore về cảng Gò Dầu (Đồng Nai) đã bị cướp biển tấn công. Một thuyền viên đã bị bắn bị thương trong vụ cướp này.

Theo Dân việt

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần có phản ứng toàn cầu để chống lại các mối đe dọa an ninh gia tăng trên biển

Phát biểu tại phiên họp mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ về tăng cường an ninh cho người đi biển, bà Maria Luiza Ribeiro Viotti, Chánh văn phòng Tổng thư ký LHQ, nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quốc tế hơn nữa khi số vụ cướp biển và cướp tàu có vũ trang đã tăng gần 20% trong nửa đầu năm ngoái, bất chấp sự sụt giảm tổng thể về lưu lượng hàng hải do đại dịch COVID-19.

Cần có phản ứng toàn cầu để chống lại các mối đe dọa an ninh gia tăng trên biển
Philippines: Cướp biển tấn công tàu đánh cá

Những kẻ có vũ trang đã sát hại 8 ngư dân trong một vụ việc được coi là một cuộc tấn công của hải tặc ở vùng biển nguy hiểm miền nam Philippines, phát ngôn viên của lực lượng bảo vệ bờ biển nước này hôm nay (10/1) cho biết.

Philippines Cướp biển tấn công tàu đánh cá
Nạn cướp biển giảm thấp nhất trong 20 năm qua

Các vụ tấn công cướp biển trên toàn thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua vào quý III năm nay, Cục Hàng hải Quốc tế (IMB) tuyên bố ngày 31/10, đánh giá cao các nỗ lực chống cướp biển của chính quyền các nước và của ngành công nghiệp đường biển.

Nạn cướp biển giảm thấp nhất trong 20 năm qua
Return to top