ClockThứ Hai, 14/11/2022 14:12

Cùng phụ nữ nghèo Bình Tiến vượt khó, xóa nghèo

TTH - Bằng những hoạt động cụ thể và thiết thực, các cấp hội phụ nữ ở xã Bình Tiến (thị xã Hương Trà) là điểm tựa để phụ nữ nơi đây có thêm kế sinh nhai và vượt khó.

“Nữ viên chức ngành giáo dục tài năng, duyên dáng”“Thầy phong thủy” lừa đảo chiếm đoạt hơn 2,4 tỷ đồngPhụ nữ với phong trào sống “xanh”, sống “sạch”

Phụ nữ Bình Tiến với mô hình chăn nuôi

Quỹ “xoay vòng”

Ở tuổi 41, chị Nguyễn Thị Ươn (dân tộc Cơ Tu) thôn 4, xã Bình Tiến không cam chịu mãi cảnh thiếu trước hụt sau mà luôn tìm cách vượt khó. Cơ hội tới khi năm 2017, gia đình chị được Nhà nước cấp 3 con dê giống. Loay hoay thế nào đó chết mất 1 con, nhưng nhờ “hạp tay” và tận tình chăm sóc, đàn dê nhà chị Ươn đã phát triển nhanh chóng và được bổ sung, lúc cao điểm lên tới 30 con. Không dừng lại, năm 2022 này, cùng với vốn tự có, chị mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn để mua 7 con bò giống mở rộng chăn nuôi. Chị còn vay 4 triệu từ quỹ “xoay vòng” của tổ phụ nữ thôn 4 để mua 4 con giống phát triển thêm nuôi heo.

Chuyện trò với chúng tôi, chị Ươn tin tưởng lắm, bảo quê mình có nguồn cỏ tự nhiên rất phù hợp với chăn nuôi gia súc, vậy mà lâu ni mình có mắt mà không “ngó chộ”, và nữa là tiền mô ra mà đầu tư. Còn thu nhập, chị nhẩm tính, mỗi năm 1 con dê cái sinh được từ 2 - 3 con, và cũng trong mỗi năm bán được khoảng chừng 150kg dê thịt, một khoản thu đáng kể đối với bà con dân tộc ít người Thừa Thiên Huế.

Chị Nguyễn Thị Thỉ, Chi hội trưởng Phụ nữ thôn 4 chia sẻ về quỹ “xoay vòng”. Chị bảo, không phải là sáng kiến mà là học tập các thôn bạn. Ban đầu thấy nhiều chi hội bạn tổ chức cho hội viên tham quan và có nhiều hoạt động bổ ích, thế là từ năm 2010, tổ chức họp bàn và triển khai. Bấy giờ Chi hội Phụ nữ thôn 4 có 30 hội viên (nay đã gấp đôi với 58 hội viên) quyết định thu mỗi người 20.000 đồng/năm. Số tiền thu được chi hội dành tổ chức các hoạt động sinh hoạt, giải trí cho hội viên và cho những hội viên vay không lãi theo hình thức xoay vòng với mức cao nhất như trường hợp của chị Ươn là 4 triệu đồng để đầu tư sản xuất và chăn nuôi.

Cấp hội phụ nữ vào cuộc

Thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã Bình Điền và Hồng Tiến, điều đáng nói ở xã Bình Tiến là địa phương có đến 8 dân tộc sinh sống. Nhiều nhất là người Kinh và người Pahy, tiếp đó là bà con các dân tộc Tà Ôi, Pa Cô, Ca Tu, Vân Kiều và cả người Mường, người Rục. Chị Nguyễn Thị Viết, Chủ tịch Hội LHPN xã Bình Tiến cho biết, những năm qua, các cấp hội phụ nữ xã đã tích cực vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển kinh tế. Hội tiếp tục tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”.

Hội LHPN xã cùng với Ban giảm nghèo xã tiếp tục tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội và một số ngân hàng thương mại giải ngân vốn cho chị em hội viên có nhu cầu vay để phát triển kinh tế gia đình. Đến nay, dư nợ toàn xã là 28 tỷ đồng, với 167 thành viên là hội viên phụ nữ vay vốn và 17 tổ quản lý vốn vay.

Góp phần thực hiện Nghị quyết số 14 - NQ/TU của Thị ủy Hương Trà về chương trình thoát nghèo bền vững, Hội LHPN xã Bình Tiến đã phối hợp với cơ quan Mặt trận và các đoàn thể trong xã khảo sát để cấp trên hỗ trợ, giúp đỡ 11 hộ nghèo thoát nghèo và ngay từ đầu năm, cấp hội phụ nữ cơ sở đăng ký hỗ trợ, giúp đỡ 5 hộ thoát nghèo. Hội cũng hỗ trợ 100 con gà giống và thức ăn trị giá 3 triệu đồng nhằm giúp 2 hội viên nghèo phát kinh tế và giảm nghèo bền vững.

Khảo sát bước đầu cho thấy, các hội viên phụ nữ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và cải thiện được cuộc sống gia đình; đáng nói trong đó có nhiều phụ nữ là dân tộc ít người.

Điều khiến chúng tôi cảm động và trân trọng là khát khao vươn lên của chị Hằng, chị Ươn và rất nhiều hội viên phụ nữ xã Bình Tiến. Đằng sau mảnh đời và những câu chuyện vượt khó của họ, là bóng dáng của tổ chức hội phụ nữ cơ sở. Không hình thức hay phô trương, Hội LHPN xã Bình Tiến bằng những việc làm cụ thể và thiết thực đã âm thầm giúp đỡ và gieo vào niềm tin vượt khó cho họ.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tránh mắc vào cạm bẫy

Để mỗi phụ nữ, trẻ em, nhất là phụ nữ vùng cao, biên giới không là nạn nhân của vấn nạn buôn bán người, bóc lột sức lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để phụ nữ tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, vấn nạn đó.

Tránh mắc vào cạm bẫy
Làm giàu từ ruộng vườn

Mảnh vườn xanh tốt, cây trái trĩu quả; vườn lá dong ngút ngàn... đó là thành quả của chị Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1965, hội viên phụ nữ xã Hương Toàn, TX. Hương Trà có được để kinh tế gia đình ổn định, nuôi con cái ăn học tới nơi tới chốn.

Làm giàu từ ruộng vườn
Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý

UBND TP. Huế vừa ban hành kế hoạch về thực hiện Đề án “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bình đẳng giới.

Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý
Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ

Phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế; vì thế việc trao cơ hội tiếp cận tín dụng cho phụ nữ cũng đồng nghĩa trao thêm cơ hội để phụ nữ tự khẳng định mình.

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ
Return to top