Thế giới

Cuộc chiến chống khủng bố ở Syria: Nga không kích 15 ngày hiệu quả hơn Mỹ đánh 1 năm

ClockThứ Hai, 19/10/2015 14:46
TTH.VN - Phát ngôn viên của Hội đồng nhân dân Syria Mohammad al-Jihad Laham hôm nay (19/10) chuyển lời khen ngợi của Tổng thống Bashar al-Assad đến Chính phủ Nga vì đã “thực hiện vai trò theo đúng nguyên tắc, đáp ứng các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc”.

Chỉ trong 2 tuần, hoạt động quân sự chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) của Moscow cùng lực lượng vũ trang Syria đạt được nhiều kết quả hơn so với những gì mà liên minh do Mỹ dẫn đầu đã làm suốt 1 năm qua, ông Al-Laham tuyên bố trong cuộc họp với Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matviyenko.

Các chiến cơ Nga tại căn cứ không quân Khmeimim, Syria. Ảnh: Sputniknews

Phát ngôn viên của Hội đồng nhân dân Syria nhấn mạnh rằng, lập trường của Nga chứng tỏ cuộc chiến chống khủng bố quốc tế có thể có kết quả tích cực, “Nga đang thực hiện theo đúng các nguyên tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế”.

“Chúng tôi sẽ nỗ lực để phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Nga và Syria, để đóng góp nhiều hiệu quả tích cực cho toàn thế giới, phù hợp với các chuẩn mực của luật pháp quốc tế”, hãng tin Nga RIA Novosti dẫn lời của ông Al-Aham.

“Syria có thể tin tưởng vào chúng tôi, Nga sẽ luôn luôn kề vai sát cánh với các bạn”, bà Matviyenko nói với ông Al-Aham.

Được biết, luật pháp quốc tế cho phép một quốc gia sử dụng vũ lực trên lãnh thổ của một quốc gia khác chỉ khi được sự phê duyệt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, theo yêu cầu khẩn cấp của chính quyền quốc gia đó, hoặc nhằm mục đích tự vệ. Nga phát động các cuộc không kích nhắm mục tiêu vào IS tại Syria, theo yêu cầu của nhà lãnh đạo hợp pháp Syria Bashar al-Assad.

Lê Thảo (lược dịch từ Sputniknews & RT)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Return to top