ClockThứ Ba, 07/02/2017 09:18

Cuộc chiến pháp lý chống Tổng thống Donald Trump và lệnh cấm nhập cư

Lệnh cấm nhập cư tạm thời của Tổng thống Donald Trump ngày 06/02 đã đối mặt với trở ngại đầu tiên về mặt pháp lý.

Iraq hài lòng với phán quyết chống lại lệnh cấm nhập cư của ông TrumpHải quan Mỹ cho phép người bị cấm nhập cư lên máy bayThẩm phán Mỹ tạm thời ngăn cản lệnh cấm nhập cư của ông TrumpNhiều nước tiếp tục phản đối sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Donald TrumpPhản ứng của quốc tế về lệnh cấm người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ

Trở ngại này có thể sẽ xác định liệu ông Trump có thể thúc đẩy chính sách gây tranh cãi và mang tính dài hơi nhất của mình trong hai tuần đầu trên cương vị tổng thống hay không.  

Theo Reuters, sau khi một thẩm phán liên bang tại Seattle ra phán quyết tạm dừng việc thực thi sắc lệnh cấm nhập cư của ông Trump, chính phủ Mỹ được cho thời hạn để giải trình sắc lệnh tạm thời cấm người dân từ 7 nước hồi giáo và tất cả người tị nạn nhập cư vào Mỹ.

cuoc chien phap ly chong tong thong donald trump va lenh cam nhap cu hinh 1
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh AP)

Phán quyết này đã mở cửa cho hành khách từ 7 quốc gia bị ảnh hưởng được vào Mỹ. Ông Trump đã phản ứng bằng cách công kích thẩm phán liên bang đã ra phán quyết trên và sau đó là cả hệ thống tư pháp và cho rằng điều này cản trở nỗ lực của ông nhằm hạn chế nhập cư, một trong những lời hứa chính ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử năm 2016. 

Trong khi đó, các thành viên đảng Dân chủ tìm cách tận dụng các cuộc công kích của ông Trump để đưa ra nghi vấn về tính độc lập của nhân sự cho vị trí Chánh án Tòa án tối cao Neil Gorsuch mà ông Trump tiến cử.  

Tòa Phúc thẩm số 9 tại San Francisco cuối tuần qua đã bác bỏ đề nghị của chính quyền ông Trump yêu cầu ngay lập tức dừng phán quyết của thẩm phán liên bang trước đó đã tạm dừng việc thực hiện những phần quan trọng của lệnh cấm nhập cư. Tuy nhiên tòa án tuyên bố sẽ chỉ cân nhắc đề nghị của chính phủ sau khi nhận thêm thông tin. 

Chính phủ sẽ có thời hạn tới 3 giờ chiều ngày 06/02 để đệ trình lên tòa án phúc thẩm các thông tin pháp lý bổ sung nhằm giải thích sắc lệnh hành pháp của ông Trump. Sau đó, tòa án dự kiến sẽ sớm hành động, và dù quyết định nào được đưa ra thì khả năng vụ việc sẽ được đưa lên Tòa án Tối cao Mỹ.    
Các công ty công nghệ lớn bao gồm Apple, Google, và Microsoft cùng gần 100 công ty khác ngày 05/02 đã đệ đơn kiện lệnh cấm di cư của ông Trump và cho rằng sắc lệnh đã gây ra nhiều tổn thất đáng kể đối với các công ty Mỹ. 

Đơn của các công ty này cho rằng “người nhập cư hoặc con em họ đã thành lập hơn 200 trên tổng số 500 công ty lớn nhất nước Mỹ” và “sắc lệnh của ông Trump thể hiện việc đi ra khỏi các nguyên tắc về công bằng và tính dự báo, các yếu tố đã chi phối hệ thống xuất nhập cảnh của Mỹ trong vòng hơn 50 năm”. 

Sắc lệnh hành pháp gây tranh cãi cũng “gây tổn thất đáng kể đối với việc kinh doanh, sáng tạo, và phát triển của Mỹ”, theo đơn kiện. Ông Trump, trong chiến dịch tranh cử đã kêu gọi một lệnh cấm tạm thời đối với người hồi giáo nhập cư vào Mỹ và liên tục hứa rằng sẽ khôi phục lại lệnh cấm ký ngày 27/01 đối với người dân từ Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria, và Yemen cũng như cấm toàn bộ người tị nạn trong vòng 120 ngày với mục đích bảo vệ nước Mỹ khỏi các phiến quân hồi giáo. 

Những người phản đối sắc lệnh cho rằng văn bản này mang tính chất phân biệt đối xử, không có ích, và đáng nghi ngờ về mặt pháp lý. 
10 cựu quan chức an ninh quốc gia và chính sách ngoại giao Mỹ, những người đã phục vụ dưới thời các tổng thống Dân chủ và Cộng hòa, đã đệ trình một tuyên bố lên tòa án rằng lệnh cấm không phục vụ các mục đích an ninh quốc gia. 

Tuyên bố được ký bởi các cựu bộ trưởng ngoại giao như John Kerry, Madeleine Albright, Condoleeza Rice và các Cựu giám đốc CIA như Michael Hayden và Michael Morell. Bob Ferguson, Tổng chưởng lý bang Washington, người đệ trình vụ kiện ở Seattle, nói ông tin tưởng ở thắng lợi. 
Trong 1 phỏng vấn với NBC News, ông Ferguson nói "Chúng ta có một hệ thống kiểm tra và cân bằng và tổng thống không có toàn quyền được đưa ra các sắc lệnh như mình muốn. Ở tòa án, không phải tiếng nói to nhất sẽ gây chú ý nhất… Hiến pháp là trên hết.”

Ngày 05/02, trên trang Twitter, tổng thống Trump tiếp tục từ công kích thẩm phán James Robart ở Seattle sang hệ thống tòa án. Ông Trump viết: “Không thể tin một thẩm phán lại đặt đất nước chúng ta vào nguy hiểm. Nếu điều gì đó xảy ra, hãy đổ lỗi cho ông ta và hệ thống tòa án.” 
Tuy nhiên, ông Trump không nói rõ nước Mỹ đang gặp phải mối đe dọa cụ thể nào. 

Trước đây chưa có tiền lệ rằng một tổng thống đương nhiệm lại công kích một thành viên của hệ thống tư pháp. Phó tổng thống Mike Pence đã lên tiếng bảo vệ ông Trump, ngay cả khi các thành viên đảng Cộng hòa khác đã kêu gọi ông Trump tránh đưa ra các phát ngôn chống lại hệ thống tư pháp, có chức năng tương đương với chính phủ và được Hiến pháp Mỹ quy định nhằm kiểm tra quyền lực của tổng thống và quốc hội.  

Các thành viên đảng Dân chủ hiện vẫn ấm ức với việc các thành viên đảng Cộng hòa năm ngoái phản đối việc cho phép Thượng viện cân nhắc đề cử của cựu tổng thống Barack Obama đối với Chánh án tòa án phúc thẩm Merrick Garland lên làm Chánh án Tòa án tối cao. Những người này hiện đang tận dụng các công kích của ông Trump để đưa ra nghi vấn về đề cử nhân sự cho vị trí này của ông Trump tuần trước.

"Với mỗi hành động thử thách Hiến pháp, và mỗi cuộc công kích cá nhân đối với một thẩm phán, Tổng thống Trump lại nâng cao rào cản đối với việc đề cử thẩm phán Gorsuch vào vị trí Chánh án Tòa án tối cao”, Chuck Schumer, người đứng đầu đảng Dân chủ ở Thượng viện nói trong một tuyên bố. Ông Shumer nhấn mạnh “khả năng độc lập của thẩm phán Gorsuch sẽ là trước hết và trọng tâm của quá trình thông qua.” 

Các thành viên đảng Cộng hòa hy vọng đề cử của ông Trump đối với thẩm phán Gorsuch, 49 tuổi, sẽ nhanh chóng được thông qua để thay thế vị trí của thẩm phán Antonin Scalia, người đã qua đời gần 1 năm trước. /.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đức chứng kiến số đơn xin tị nạn tăng 51% trong năm 2023

Theo dữ liệu chính thức vừa được công bố ngày 8/1, số đơn xin tị nạn ở Đức đã tăng khoảng một nửa trong năm ngoái, làm tăng thêm áp lực lên chính phủ về việc phải thực hiện đúng lời hứa giảm tình trạng di cư bất thường.

Đức chứng kiến số đơn xin tị nạn tăng 51 trong năm 2023
Sáng kiến “Trường học Kỹ thuật số” đặt mục tiêu giáo dục cho 1 triệu trẻ tị nạn trong 5 năm tới

Theo Văn phòng của Cao ủy Liên Hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR), nền giáo dục của người tị nạn đang gặp khủng hoảng. Số liệu mới nhất cho thấy gần 50% số trẻ em tị nạn không được đến trường và với những gián đoạn gần đây trên toàn cầu vì nhiều lý do, con số này đang tiếp tục tăng lên.

Sáng kiến “Trường học Kỹ thuật số” đặt mục tiêu giáo dục cho 1 triệu trẻ tị nạn trong 5 năm tới
Return to top