Thế giới Thế giới
Cuộc chiến Syria có thể tiêu tốn đến 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2020
TTH.VN - PressTV sáng nay (9/3) trích dẫn thông tin từ một tổ chức từ thiện quốc tế cho biết, cuộc chiến tranh suốt nhiều năm qua ở Syria sẽ tiêu tốn đến 1,3 nghìn tỷ USD nếu vấn tiếp tục kéo dài đến năm 2020.
![]() |
Trẻ em Syria bên đống vũ khí tịch thu từ nhóm khủng bố IS ở Kobane, phía bắc Syria. Ảnh: AFP |
Theo một bản báo cáo 26 trang được công bố bởi tổ chức nhân đạo phi lợi nhuận “Tầm nhìn thế giới” (World Vision International - WVI), chi phí cho các phiến quân được nước ngoài hậu thuẫn ở quốc gia Ả Rập này được ước tính vào khoảng 275 tỷ USD kể từ năm 2011, cao gấp 150 lần ngân sách được chấp thuận cho hệ thống y tế ở Syria trước cuộc khủng hoảng.
"Thậm chí nếu cuộc xung đột kết thúc trong năm nay, chi phí cho cuộc chiến cũng lên đến khoảng 448 đến 689 triệu USD do những tổn thất về tăng trưởng. Số tiền này cao gấp 140 lần khoản ngân sách mà các cơ quan Liên Hợp Quốc và các đối tác hiện đang kêu gọi để đáp ứng nhu cầu nhân đạo bên trong Syria. Con số này cũng cao hơn 100 lần số tiền dùng để hỗ trợ những người tị nạn Syria trong khu vực ", nghiên cứu cho biết.
Bản báo cáo cũng tiết lộ thêm con số thống kê còn gây sốc hơn, khi nói rằng khoảng 5,7 triệu trẻ em Syria đang cần "hỗ trợ giáo dục" vào cuối năm 2015, có nghĩa là tổng số năm thất học ở quố gia này lên tới "24,5 triệu năm" tính đến cuối năm ngoái.
Ngoài ra, chỉ có 43% tổng số các bệnh viện ở Syria đang thực hiện đúng chức năng do có nhiều cuộc tấn công được tung ra để chống lại họ, trong khi có đến một nửa số y bác sỹ được xác nhận đã trốn khỏi đất nước. Cũng theo báo cáo của “Tầm nhìn thế giới”, hiện có hàng triệu trẻ em dưới 5 tuổi "dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết với những chấn thương vật lý, thương tích, các bệnh truyền nhiễm và suy dinh dưỡng".
Ít nhất 8,2 triệu trẻ em tại Syria và những người tị nạn vẫn đang di tản trong khu vực phải đối mặt với tình cảnh nguy hiểm khi việc học hành bị gián đoạn, hệ thống y tế thất thường, mất an ninh lương thực và sự bảo vệ trước những tổn hại nghiêm trọng và lạm dụng rất bị hạn chế
Theo báo cáo, quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong khu vực từ các cuộc xung đột ở Syria là Lebanon, khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của nước này thấp hơn gần 23% nếu cuộc khủng hoảng không xảy ra.
Syria bắt đầu chìm sâu vào xung đột kể từ tháng 3 năm 2011. Số liệu từ báo cáo hồi tháng 2 của Trung tâm nghiên cứu chính sách Syria cho thấy, cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của hơn 470.000 người, làm bị thương 1,9 triệu người khác, và khiến gần 1/2 dân số của đất nước thời trước chiến tranh – tương đương với khoảng 23 triệu người, phải di tản cả trong và ngoài biên giới.
Theo tin từ PressTV, Syria cáo buộc Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar tài trợ và vũ trang cho các nhóm khủng bố đang hoạt động bên trong đất nước này.
Tố Quyên (Lược dịch từ PressTV & CNBC)
- Đông Nam Á phục hồi tăng trưởng trở lại (26/05)
- Hãng dược phẩm Roche phát triển xét nghiệm PCR bệnh đậu mùa khỉ (26/05)
- ECB lo ngại rủi ro đe dọa ổn định tài chính của Eurozone (26/05)
- Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tái đắc cử, tiếp tục làm Tổng Giám đốc WHO (26/05)
- ASEAN-6 được dự báo tăng trưởng kinh tế vượt Trung Quốc (25/05)
- Hội nghị WEF Davos 2022: Nền kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều mối đe doạ (25/05)
- Thế giới đối mặt mùa hè 'đổ lửa': Trời nóng nực, mất điện thường xuyên (25/05)
- Xả súng ở trường tiểu học Mỹ, 18 trẻ và 3 người lớn thiệt mạng (25/05)
-
Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai
- Đông Nam Á vẫn chuộng giao dịch bằng tiền mặt hơn sau dịch
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
-
Ủng hộ “kỷ nguyên mới” trong quan hệ ASEAN – Mỹ
- Chế độ ăn giúp khắc phục hội chứng COVID kéo dài
- Du lịch Châu Á: Những điểm sáng về sự hồi sinh
- OPEC+ sẵn sàng tăng sản lượng
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
- Campuchia đặt mục tiêu đón ít nhất 1 triệu du khách quốc tế trong năm nay
- Tổng thống Mỹ công bố khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
- Tiếp tục vun đắp, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào
- Thượng Hải ghi nhận ca nhiễm COVID-19 mới sau 5 ngày bình yên
- Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai