ClockThứ Ba, 06/09/2016 09:18

Cuộc đua thị trường bán lẻ tăng tốc

Những “ông lớn” ngoại đang nắm giữ thị trường bán lẻ Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp (DN) bán lẻ nước ngoài đã thâu tóm thị trường bán lẻ trong nước và đang tiếp tục mở rộng bằng phương thức mua bán và sáp nhập (M&A) từ những doanh nghiệp lớn trong nước.

Những “ông lớn” ngoại

Theo số liệu thống kê mới nhất, chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm 2016, giá trị các thương vụ M&A ước tính đã vượt mốc 3 tỷ USD, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm 2015 và dự báo đến cuối năm có thể đạt 6 tỷ USD.

Trong những nhà bán lẻ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, Thái Lan dường như là nước “năng nổ” nhất trong việc xây dựng thương hiệu qua nhiều thương vụ M&A giữa nhà bán lẻ Thái Lan và các nhà bán lẻ có tên tuổi tại Việt Nam. Mở đầu năm 2016, thị trường trong nước đã chứng kiến thương vụ M&A đình đám trong lĩnh vực bán lẻ và hàng tiêu dùng khi Tập đoàn Masan bán 25% cổ phần của Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Masan Brewery cho Singha Asean Holdings (Thái Lan) với tổng trị giá giao dịch lên tới 1,1 tỷ USD. Mới đây, TCC Group (Thái Lan) đã mua lại BigC Việt Nam có giá trị khoảng 800 - 1 tỷ USD sau khi đã chi 3,5 tỷ USD thâu tóm BigC Thái Lan. Dự kiến, tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi, Chủ tịch Tập đoàn TCC (Thái Lan) sẽ “hợp nhất” Metro Việt Nam và BigC Thái Lan.

Chỉ có sự liên kết của các DN sản xuất và phân phối mới giúp DN có thể đứng vững trên sân nhà.

So với thương vụ của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi, thương vụ của gia đình ông Tos Chirathivat gây nhiều chú ý ở độ chạy đua công khai và lộ rõ quyết tâm, cũng như ý đồ của Central Group trên thị trường phân phối, bán lẻ Việt Nam. Hiện các hoạt động kinh doanh bán lẻ của Central Group tại Việt Nam trải rộng tại 100 cửa hàng với các mô hình bán lẻ khác nhau, bao gồm 4 trung tâm thương mại Robins, 27 cửa hàng thể thao SuperSport, 30 cửa hàng thời trang Crocs và New Balance, 1 khách sạn và 21 trung tâm bán lẻ điện máy Nguyễn Kim, 1 kênh thương mại điện tử, 13 siêu thị Lan Chi.

Không hề kém cạnh hai tỷ phú trên, người giàu thứ 2 Thái Lan - ông Dhani Chearavanont, Chủ tịch của Charoen Pokhphand Group (CP Group) có mặt tại Việt Nam từ năm 1990 và đang nắm giữ 7% thị phần thịt heo, 16% thị phần trứng gà công nghiệp và 22% thịt gà công nghiệp tại đây cũng không dễ dàng bỏ qua phân khúc bán lẻ này. Điều đó được thể hiện sự đồn đoán sắp tới đây, khoảng 1.000 cửa hàng bán lẻ 7- Eleven sẽ mở tại Việt Nam… Có thể nói, CP Group với thế mạnh đang sở hữu thương hiệu 7-Eleven tại Thái Lan, mô hình hoạt động 24/24 giờ cung cấp mọi nhu cầu của người tiêu dùng từ thực phẩm, mỹ phẩm đến văn hóa giải trí, vì thế việc mở rộng hệ thống này tại Việt Nam chỉ là một sớm một chiều.

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến những nhà bán lẻ Thái Lan tập tung mở rộng thị trường trong khu vực là Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) với quy mô 600 triệu dân và hàng rào thuế quan nhiều mặt hàng đã được gỡ bỏ. Đặc biệt, ngành bán lẻ nội địa Thái Lan đã trưởng thành, có lợi thế hơn các các nhà bán lẻ ngoại khác và đây là thời điểm thích hợp để họ mở rộng kinh doanh bán lẻ ở nước ngoài, nhất là nước có dân số đông như Việt Nam.

Ngoài nhà đầu tư đến từ Thái Lan, Nhật Bản được xem là nước thứ 2 đến với cuộc đua tại thị trường bán lẻ Việt Nam với sự mở rộng của AEON Mall. Tập đoàn AEON đã mua 49% cổ phần của Citimart và 30% cổ phần của Fivimart; đồng thời mở 4 trung tâm thương mại mua sắm tại TP Hồ Chí Minh và dự kiến đến năm 2020 sẽ mở rộng khắp Việt Nam với 20 trung tâm mua sắm và hàng ngàn siêu thị.

Doanh nghiệp nội cần có kênh phân phối riêng

Trước việc DN ngoại ồ ạt thâu tóm thị trường, nhiều lo lắng về nguy cơ ngành bán lẻ Việt Nam có thể bị “thôn tính” bởi các nhà bán lẻ nước ngoài. Điều này kéo theo những hệ lụy không nhỏ đối với các ngành sản xuất nội địa, nếu các nhà bán lẻ nước ngoài từ chối việc nhập hàng từ các nhà sản xuất nội địa bằng các cách khác nhau. Đó là chưa kể những rủi ro nhất định với người tiêu dùng, nếu các nhà bán lẻ nước ngoài sau khi thống lĩnh thị trường đồng loạt tăng giá hàng hóa…

Vậy đâu là cơ hội cho DN nội trong thời điểm M&A ngày càng sôi động? Theo chuyên gia kinh tế TS Bùi Quang Tín, ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, những DN ngoại đổ vào Việt Nam chắc chắn sẽ có xu hướng M&A, nghĩa là xu hướng “cá lớn nuốt cá bé” sẽ không thể tránh khỏi. Nhưng “nuốt” như thế nào thì tùy thuộc vào mục đích của các DN ngoại. Thường có 3 phương thức DN ngoại khi M&A tại Việt Nam, thứ nhất là mua trọn để thôn tính DN đó, thứ hai là mua trên 50% để kiểm soát công ty đó và thứ ba là mua dưới 50% để thâm nhập và thăm dò thị trường. Như thế, chuyện DN nội cần làm lúc này nếu không đủ sức cạnh tranh với DN ngoại thì phải chuẩn bị cho mình một kênh phân phối riêng. Điều này đồng nghĩa, các DN nội phải liên kết với nhau để tạo một chuỗi cung ứng từ sản xuất đến thương mại.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX Thương mại TP Hồ Chí Minh - Saigon Co.op, cũng cho rằng cần có sự hợp lực của các DN trong nước. Bởi theo quy hoạch đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 1.200 - 1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm. Trong khi đó, thị trường bán lẻ hiện nay chủ yếu là ngành hàng tiêu dùng nhanh, hàng sinh hoạt thiết yếu… Các nhà bán lẻ nước ngoài hiện đã vượt mặt DN bán lẻ nội địa, chiếm 53% thị phần và dường như cuộc chiến đang ngày càng không cân sức. “Tuy vậy, các DN bán lẻ nội địa vẫn còn cơ hội giành lại thị trường. Lý do trong thị trường mới nổi, quá trình xâm nhập của các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ trải qua 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 3 là nhà bán lẻ ngoại lấn át; đến giai đoạn 4, nhà bán lẻ nội địa bừng tỉnh liên kết lại thì sẽ vượt lên làm chủ. Thị trường bán lẻ Việt Nam cũng sẽ đi đến giai đoạn thứ 4 nếu nhà bán lẻ, nhà sản xuất và nhà nước cùng hợp sức hành động”, ông Hòa nói.

TS Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, cũng cho rằng DN nội không nên bi quan và cần phải nỗ lực hết sức với tinh thần vượt qua chính mình. Theo bà Loan, kết quả điều tra về năng lực cạnh tranh của DN nội địa so với DN đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thấy, DN bán lẻ nội địa cạnh tranh ngang ngửa và có ưu thế hơn DN ngoại ở nhiều khía cạnh như khả năng mở thêm điểm bán, tìm nguồn cung hàng hóa tốt, thuê mặt bằng kinh doanh, hệ thống logistics phục vụ, giá bán, thiết kế cửa hàng và trưng bày, hiểu tâm lý người tiêu dùng, các hoạt động marketing bán lẻ, nguồn nhân lực quản lý cửa hàng, chất lượng phục vụ tại điểm bán và các dịch vụ hậu mãi. Đánh giá của DN về triển vọng phát triển của các mô hình bán lẻ trong 3 - 5 năm tới, kết quả điều tra cũng cho thấy đa số (50 - 70%) các DN nội được hỏi khẳng định sự tự tin nhất định trong cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài về phần lớn các mô hình bán lẻ, đặc biệt là các mô hình truyền thống.

Ông Nguyễn Quốc Việt, Khoa Tài Chính Ngân hàng (ĐH Quốc gia Hà Nội): Nâng tầm chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Với việc lấn át của DN ngoại, con đường duy nhất lúc này cho DN nội đó chính là phải nâng tầm chất lượng sản phẩm và dịch vụ, từ đó mới có thể tiếp tục tạo dựng thành công thương hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Cụ thể, cần xây dựng một lộ trình bài bản và gây ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng với việc sử dụng chủ đạo các nguồn lực trong nước. Đó là sự liên kết giữa DN và hộ nông dân trong toàn bộ quá trình trồng trọt, chãn nuôi và thu mua sản phẩm. Ngoài ra, DN nội cũng phải hướng đến những ngành mũi nhọn và sản phẩm độc quyền. Mặt khác, Nhà nước cũng nên có chính sách hỗ trợ DN sản xuất và bán lẻ trong nước. Với DN sản xuất, đó là sự hỗ trợ vay vốn thông qua các chính sách vay vốn của ngân hàng; các chính sách thuế ưu đãi; giảm các thủ tục hành chính rườm rà; tích cực tạo điều kiện cho DN được đến với các hội chợ quốc tế. Với DN bán lẻ, đó là áp dụng triệt để công cụ đánh giá nhu cầu và hiệu quả kinh tế (ENT); chính sách ưu đãi mặt bằng và thuế; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng để giảm bớt chi phí logistics; giảm các ưu đãi và tạo rào cản kỹ thuật đối với DN bán lẻ ngoại…

Luật sư Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh: Cần quy hoạch lại thị trường bán lẻ

Bộ Công Thương và các địa phương cần phải áp dụng các quy tắc kiểm tra nhu cầu kinh tế để ưu tiên bán lẻ cho các DN trong nước. Ngoài ra, cần kiểm tra có hay không việc ưu đãi cạnh tranh không lành mạnh của các siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài đối với các hàng hóa trong nước và hàng hóa chính quốc, từ đó Nhà nước cần xem lại việc quản lý thị trường bán lẻ, chính sách của DN bán lẻ đối với các nhà cung ứng, và các DN sản xuất hàng hóa cũng phải xem xét lại mình. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt cần phải thực hiện là tăng cường tính kết nối giữa các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất nội địa. Hai phía đều chung mục tiêu là phục vụ người tiêu dùng, nếu DN bán hàng có lợi nhuận thì siêu thị cũng sẽ lời nhiều. Việc liên kết của các DN cùng ngành hàng cũng tạo áp lực lại với các nhà phân phối nước ngoài.

Ông Trần Xuân Thắng, Tổng Giám đốc chuỗi siêu thị điện máy DigiCity: Nhà nước cần có chương trình dài hạn

Để đáp ứng những đòi hỏi mới trong mở rộng hệ thống phân phối, DN cần nỗ lực quảng bá và làm thương hiệu, đa dạng hóa hình thức bán lẻ, thay đổi phương thức sản xuất…Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp làm được những điều này. Bởi hầu hết đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu sự chuẩn bị từ trước, ít được hỗ trợ bài bản để sản phẩm có thể cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại. Vì vậy, Nhà nước cần xây dựng một chương trình chiến lược phát triển dài hạn cho ngành bán lẻ. Ngoài tập chung liên kết giữa các nhà sản xuất, phân phối bán lẻ nội địa với nhau, và chính giữa các doanh nghiệp bán lẻ với nhau nhằm tạo thành sức mạnh “bó đũa”; Nhà nước cần có đội ngũ chuyên gia trong ngành, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong học tập kinh nghiệm từ các nước về quản lý thị trường, xây dựng hệ thống hạ tầng bán lẻ hiện đại.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng
“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp

Nhờ các chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nên nhiều người lao động (NLĐ) đã vượt qua khó khăn về kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm để tạo thu nhập ổn định, góp phần ổn định thị trường lao động cũng như đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp
Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

Ngày 5/4, Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp (Đảng ủy Khối) tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 (khóa VII) nhằm sơ kết 5 năm thực hiện Quy định 182 của Đảng bộ Khối về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
Return to top