ClockThứ Ba, 15/04/2014 05:44

Cuộc hội ngộ cảm động trên đất Huế

TTH - Một chiều nắng đẹp, tại Khách sạn Century bên bờ sông Hương thanh lịch, các thành viên hội Hữu nghị Việt - Nga Thừa Thiên Huế đã đón tiếp đoàn 15 trẻ em cùng 2 giáo viên của Trung tâm Giáo dưỡng dành cho trẻ mồ côi, không nơi nương tựa và khuyết tật mang tên “Ngôi nhà của chúng ta”, thành phố Mát-cơ-va, Liên bang Nga đến thăm Huế với tình cảm thân thiết, nồng ấm.
 
Tình cảm sâu đậm

Đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện chụp ảnh lưu niệm với Đoàn Thiếu nhi Nga

 
Theo Tổng thư ký Hội Hữu nghị Việt - Nga Trung ương Nguyễn Thị Minh Hiền, đây là hoạt động trao đổi thường xuyên của các đoàn thiếu nhi Việt Nam và Nga qua kênh Hội Hữu nghị Việt - Nga theo chương trình “Trẻ em không biên giới” do Quỹ Hòa bình Mát-cơ-va khởi xướng từ năm 2006.
Những ngày ở lại Huế đã để lại trong lòng các em những tình cảm sâu đậm. Một không khí lắng đọng với các tiết mục âm nhạc cổ truyền Huế hòa cùng các bài hát Nga đã gắn bó với nhiều thế hệ người Việt Nam trong gần 65 năm qua. Đại Nội, lăng tẩm và ngôi chùa Thiên Mụ cổ kính của Huế gợi nhớ trong mỗi thành viên của đoàn về thành phố Yaroslavl, Liên bang Nga, nơi lưu giữ rất nhiều di tích lịch sử lâu đời, trong đó có cả những di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận.
Được giao lưu cùng các bạn có cùng cảnh ngộ ở Chùa Đức Sơn, nơi nuôi dưỡng trên 300 trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, các em đã dành cho nhau những tình cảm đặc biệt, dù không cùng chung ngôn ngữ. Tình cảm ấy thể hiện qua những bài hát mà các bạn đã hát cho nhau nghe. Buổi chia tay đầy lưu luyến với những gương mặt đượm buồn, những giọt nước mắt lăn trên những đôi má ửng hồng. Những người quản lý của hai bên đã chia sẻ kinh nghiệm nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mồ côi tại cơ sở, bàn với nhau về việc sẽ đưa các em của hai cơ sở đến thăm và giao lưu cùng nhau.
 
Lần đầu đến Huế
Nhà giáo Công huân Vadim Mensov, thành viên Hội đồng Giáo dục của chính quyền Mát-cơ-va trực thuộc Hội đồng Tư vấn về giáo dục của Tổng thống Liên bang Nga, Giám đốc Trung tâm Giáo dưỡng, trưởng đoàn xúc động nói: “Kể từ chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam theo chương trình giao lưu “trẻ em không biên giới” năm 2006 đến nay, chúng tôi đã có 8 lần đến thăm Việt Nam. Theo chương trình này, trẻ em Trung tâm của chúng tôi đã có các chuyến thăm và giao lưư đến nhiều nước khác nhau, nhưng mỗi chuyến thăm đến Việt Nam đều để lại trong lòng chúng tôi những ấn tượng vô cùng sâu đậm. Chuyến thăm sau lại thân thiết, nồng ấm hơn chuyến thăm trước. Tại mỗi chuyến thăm, không chỉ gặp lại những người bạn cũ, chúng tôi còn có thêm những người bạn mới, dù chỉ gặp lần đầu, nhưng luôn thân thiết như những người thân lâu ngày gặp lại. Chúng tôi đã nhiều lần đến Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Vũng Tàu, Tiền Giang, Cần Thơ... nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi đến Huế. Ấn tượng về Huế của chúng tôi thật đặc biệt. Không chỉ là mảnh đất có bề dày về văn hoá, lịch sử, chúng tôi còn được gặp ở đây những người bạn của hội Hữu nghị Việt - Nga, đặc biệt sự có mặt của ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nga Thừa Thiên Huế, dù ông rất bận công việc. Chúng tôi cảm nhận được tình cảm chân thành của ông và các bạn dành cho trẻ em của đoàn, cho nhân dân và đất nước chúng tôi. Có thể thấy thành phần đoàn của chúng tôi khá đặc biệt vì đây là các trẻ em mồ côi hoặc vì nhiều lý do khác nhau, không nơi nương tựa, không người chăm sóc và được đưa đến Trung tâm nuôi dưỡng. Ở Mát-cơ-va trong chừng mực nào đó, các cháu là những người cô đơn, không có gia đình, thế nhưng những ngày ở Việt Nam vừa qua, các cháu nhận được sự đón tiếp nồng ấm, được chăm sóc, quan tâm và được ở trong những khách sạn đẹp đẽ, sang trọng. Điều này đối với các cháu như là một giấc mơ. Tôi tin rằng ấn tượng này sẽ còn mãi trong tim và đi theo các cháu trong suốt chặng đường sau này.
Những ngày thăm Huế trôi qua thật nhanh. Ngày chia tay, các em như không muốn rời khỏi Huế. Em Kasat Kina Margarita V 9 tuổi, mắt như muốn khóc, nói: “Em đã gặp được nhiều người bạn có cùng hoàn cảnh ở Chùa Đức Sơn. Khi vừa thân thiết đã phải chia tay. Em rất buồn”.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện cùng các thành viên của Hội Hữu nghị Việt - Nga tiễn đoàn đi trong không khí bịn rịn. Xe lăn bánh, những bàn tay nhỏ bé vẫy chào người thân, vẫy chào thành phố Huế với lời thầm hứa: Sẽ trở lại Huế, thành phố xinh đẹp hiếu khách trong một ngày gần đây.
Xuân Hồng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top