ClockThứ Năm, 29/04/2021 06:00

Cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc Việt Nam

TTH - Ngày 30/4/1975 trở thành một mốc quan trọng đánh dấu mở đầu cho thống nhất nước nhà, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc. Đã qua 46 năm, nhưng cho đến nay các thế lực chống đối vẫn tiếp tục nêu ra những luận điệu nhằm phủ nhận, xuyên tạc, hạ thấp ý nghĩa thắng lợi đó.

Xe tăng Quân giải phóng tiến vào cổng Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975. Ảnh tư liệu

1. Chúng cho rằng, không nên gọi 30 tháng 4 là “ngày chiến thắng” mà là ngày “kết thúc nội chiến”, “ngày quốc hận”, “tháng tư đen”. Các tổ chức phản động hải ngoại khuếch trương lực lượng, kêu gọi trở về “phục quốc”, “lật đổ chế độ”, vận động cấm vận, không hợp tác với Việt Nam...Đáng tiếc là bên cạnh số thất trận, “đu càng” chạy ra nước ngoài thì cũng có những kẻ mượn danh dân chủ không ngại úp mở bằng các bài viết, trả lời phỏng vấn ủng hộ những luận điệu đó.

Nhìn lại lịch sử những năm 50 thế kỷ trước, Mỹ đã ủng hộ, tiếp tay cho Pháp nhằm mục đích tiêu diệt phong trào yêu nước và cách mạng của Nhân dân miền Nam, ngăn chặn trào lưu cộng sản lan xuống Đông Nam Á, tạo thế bao vây các nước XHCN. Sau khi Pháp thất bại, Mỹ nhảy vào đổ tiền của dựng lên chính quyền ngụy tay sai nhằm nuôi dưỡng, trang bị vũ khí nhằm chống lại Hiệp định Giơnevơ 1954. Từ đó cho đến 1975, Mỹ đã huy động hơn nửa triệu quân, với các loại vũ khí tối tân nhất, viện trợ tối đa cho bộ máy ngụy quyền và hơn 1 triệu quân ngụy. Cùng với đó là mở rộng chiến tranh bằng không quân đánh phá miền Bắc, đỉnh cao là 12 ngày đêm năm 1972, với mục tiêu “đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”. Nhưng chúng đã thất bại hoàn toàn trong trận lịch sử “Điện Biên Phủ trên không”, buộc phải chấp nhận ngồi lại để ký Hiệp định Paris (ngày 23/1/1973), chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, rút quân về nước.

Hơn 2 năm sau, bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, với ý chí, sức mạnh áp đảo quân và dân ta đã đập tan bộ máy ngụy quân, ngụy quyền, kết thúc 21 năm kháng chiến. Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là bản thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam.

2. Nhắc lại khái quát lịch sử như vậy để thấy cuộc chiến ở Việt Nam là cuộc chiến tranh chống xâm lược, cuộc đối đầu giữa đế quốc Mỹ và Nhân dân Việt Nam. Chính quyền ngụy được Mỹ nhào nặn lên là bộ máy tay sai làm bia đỡ đạn, dựa hoàn toàn vào viện trợ, vũ khí và phục vụ lợi ích của Mỹ. Chúng không tự quyết được chủ quyền và chưa bao giờ có “lý tưởng quốc gia”, “tinh thần dân tộc” như đã từng rêu rao. Nhân dân Việt Nam chống xâm lược, bảo vệ quyền, độc lập của dân tộc là tính chất bao trùm của cuộc kháng chiến chống xâm lược, giữa chính nghĩa của dân tộc Việt Nam và phi nghĩa của đế quốc Mỹ. Vì vậy, không thể gọi đây là cuộc “nội chiến”, xâm chiếm lãnh thổ, càng không thể nói “miền Bắc gây chiến tranh xâm lược miền Nam”. Cũng không thể ví chiến tranh ở Việt Nam với nội chiến sắc tộc, chiến tranh giành quyền chính trị như đang diễn ra ở một số nước khác.

Ngày 2/9/1945, Việt Nam tuyên bố độc lập, xác lập chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ. Nếu Pháp không quay lại xâm lược lần thứ 2, Mỹ không nhảy vào hất cẳng Pháp thì hòa bình, độc lập đã có được từ thời điểm đó. Sẽ hết sức vô lý khi nói người Việt Nam xâm lược đất nước mình. Nếu không có sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Nhân dân Việt Nam đoàn kết, anh dũng kiên cường chống xâm lược, giành thống nhất đất nước thì đâu có được cơ đồ, vị thế như ngày hôm nay.

Trong hơn 20 năm chiến tranh, Mỹ, ngụy đã trực tiếp tiến hành hàng trăm ngàn lượt hành quân càn quét, khủng bố, giết hại những người yêu nước và Nhân dân miền Nam. Những cuộc thảm sát gây chấn động dư luận quốc tế, hàng triệu tấn chất độc da cam rải xuống mà hậu quả đến nay chưa khắc phục hết. Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt đó, Nhân dân Việt Nam đã được tập hợp trở thành khối đoàn kết, tạo nên sức mạnh đánh thắng quân xâm lược và bọn bán tay sai. Nhân dân Việt Nam mới thực sự chính danh, có quyền tự hào vì đã làm nên lịch sử. Sau 30/4/1975 không hề có “tắm máu” hay “trả thù” những người đã cầm súng cho ngoại bang, mà Nhân dân Việt Nam đã xóa bỏ hận thù, chung tay xây dụng đất nước. Vậy mà đến nay vẫn có một số kẻ tiếp tục đòi “phục quốc”, “lật đổ”? Danh chính ngôn thuận chúng đâu có quyền gì mà đòi “phục quốc”.

Ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Phó Tổng thống chính quyền Sài Gòn đã từng phát biểu: Đất nước Việt Nam có mất cho Tây, cho Tàu đâu mà đòi phục quốc? Những kẻ mâu thuẫn với quyền lợi của dân tộc, chống chế độ, bóp méo sự thật, phủ nhận chính nghĩa cuộc kháng chiến sẽ bị lịch sử lên án.

Chiến thắng 30/4/1975 là một cột mốc sáng chói, là sự thật lịch sử không thể bóp méo, xuyên tạc ý nghĩa của thắng lợi. Chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là sự khẳng định khách quan, là chân lý không thể thay đổi, được cả thế giới công nhận.

NGUYỄN AN HÒA

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 104 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA (7/11/1917-7/11/2021)
Cuộc cách mạng làm thức tỉnh triệu triệu người bị áp bức, bóc lột

Ngày 7/11/1917, Cách mạng Tháng Mười Nga do V.I.Lênin và Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo giành thắng lợi, lập nên Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, mở đường cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do.

Cuộc cách mạng làm thức tỉnh triệu triệu người bị áp bức, bóc lột
Đảm bảo an toàn những ngày nghỉ lễ

Với mục tiêu đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân trong những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh và các đơn vị, địa phương đã triển nhiều phương án nhằm giữ vững an ninh chính trị (ANCT), trật tự an toàn xã hội (TTATXH), an toàn giao thông (ATGT).

Đảm bảo an toàn những ngày nghỉ lễ
Return to top