Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G20:

Cuộc khủng hoảng COVID-19 chi phối chương trình nghị sự

ClockChủ Nhật, 22/11/2020 07:35
TTH.VN - Saudi Arabia đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào tối 21/11 (giờ Việt Nam). Đây là lần đầu tiên một quốc gia Ả Rập đăng cai Hội nghị thượng đỉnh G20.

Hội nghị Ngoại trưởng G20: Thương mại tự do cần thiết cho tăng trưởng thế giớiG20 cam kết tránh các rào cản thương mại “không cần thiết”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (hàng thứ 2, bên trái) cùng các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ ngày 21-22/11. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Hội nghị năm nay được tổ chức theo hình thức trực tuyến trong 2 ngày từ 21-22/11, được chi phối bởi những nỗ lực nhằm giải quyết đại dịch COVID-19 và cuộc suy thoái toàn cầu tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

Trong bài phát biểu khai mạc, Quốc vương Saudi Arabia Salman, người chủ trì hội nghị, nói với các nhà lãnh đạo thế giới rằng: “Thật không may bởi chúng tôi không thể tiếp đón các nhà lãnh đạo trực tiếp tại thủ đô Riyadh, do những hoàn cảnh ngoại lệ mà tất cả chúng ta phải đối mặt trong năm nay. Người dân và nền kinh tế của chúng ta vẫn đang phải chịu đựng cú sốc này. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cố gắng hết sức để vượt qua cuộc khủng hoảng này thông qua hợp tác quốc tế".

Tờ AFP cho hay, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin nằm trong số các nhà lãnh đạo dự kiến ​​sẽ phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh, trong đó vấn đề biến đổi khí hậu cũng là một trong những vấn đề đứng đầu chương trình nghị sự.

Những biện pháp mạnh mẽ hơn

Được biết, các quốc gia G20 đã đóng góp hơn 21 tỷ USD để chống lại đại dịch COVID-19, hiện đã lây nhiễm cho hơn 56 triệu người trên toàn cầu và cướp đi sinh mạng của 1,3 triệu người. Bên cạnh đó, các quốc gia G20 cũng đầu tư 11 nghìn tỷ USD để "bảo vệ" nền kinh tế thế giới bị tác động bởi đại dịch.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của nhóm G20 phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn để giúp ngăn chặn những vụ vỡ nợ tín dụng có nguy cơ xảy ra ở các quốc gia đang phát triển.

Hồi tuần trước, các Bộ trưởng Tài chính G20 đã tuyên bố một "khuôn khổ chung" cho một kế hoạch tái cơ cấu nợ được gia hạn cho những quốc gia bị đại dịch tàn phá; nhưng các nhà vận động cho rằng, biện pháp này là chưa đủ.

Các Bộ trưởng đã gia hạn sáng kiến ​​đình chỉ nợ cho những quốc gia đang phát triển đến tháng 6 năm sau; tuy nhiên, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ), ông Antonio Guterres đã thúc đẩy cam kết gia hạn sáng kiến ​​này cho đến cuối năm 2021.

Trong một động thái liên quan, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva cảnh báo rằng, nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với một con đường khó khăn để trở lại từ cuộc suy thoái COVID-19.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP & Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn
Return to top