Văn hóa - Nghệ thuật Văn hóa - Nghệ thuật
Cuộc thi thiết kế logo, nhãn hiệu công nhận và bộ nhận diện 'Nghệ thuật sơn mài Việt Nam'
Ngày 16/7, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chính thức thông báo về Cuộc thi thiết kế logo, nhãn hiệu công nhận và bộ nhận diện “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam”.
- » Youtube ‘khoe’ diện mạo và logo mới
- » Gia hạn thời gian chấm chung khảo từ tháng 8/2018 sang tháng 2/2019
- » 7 sản phẩm đạt giải thưởng Thi tuyển chọn thiết kế sản phẩm quà tặng từ logo Huế và thiết kế bao bì
- » Microsoft hé lộ thiết kế logo Windows mới
- » Đặt hàng thiết kế logo nhãn hiệu tập thể áo dài Huế
- » Hoàng Xuân Hiếu & logo SEA Games 31
Cuộc thi được tổ chức nhằm triển khai thực hiện Đề án Xây dựng, quảng bá thương hiệu Quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” giai đoạn 2020-2030, lựa chọn mẫu logo, nhãn hiệu công nhận và bộ nhận diện “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” để sử dụng trong các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật sơn mài Việt Nam, góp phần phát triển thị trường văn hoá, chấn hưng và khẳng định giá trị của sơn mài Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế; đồng thời đẩy mạnh giao lưu, chú trọng quảng bá thương hiệu quốc gia thông qua việc giới thiệu các sản phẩm, tác phẩm sơn mài Việt Nam trở thành sản phẩm văn hoá, nghệ thuật góp phần xây dựng công nghiệp văn hoá. Cuộc thi cũng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, làng nghề, nghệ sỹ, nghệ nhân chế tác, sáng tác các sản phẩm sơn mài trở thành những sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong nước và quốc tế.
Theo thể lệ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước đều có thể tham gia dự thi. Tác phẩm dự thi logo, nhãn hiệu công nhận và bộ nhận diện “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” cần thể hiện được nét đặc trưng riêng, tính sáng tạo, phù hợp với mục tiêu quảng bá thương hiệu quốc gia của ngành Mỹ thuật ra thị trường quốc tế.
Logo, nhãn hiệu công nhận “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” có tính duy nhất, biểu tượng cao, cô đọng, sáng tạo, không trùng lặp với bất cứ sản phẩm nào khác. Màu sắc không quá 4 màu, phù hợp để in ấn, chạm khắc… trên các chất liệu. Logo, nhãn hiệu công nhận phải gắn với dòng chữ “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam”.
Theo quy định, tác phẩm thể hiện trên 1 trang giấy trắng khổ A4. Mặt trước của trang giấy A4 là logo, nhãn hiệu công nhận “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” in màu, kích cỡ mỗi chiều không quá 15cm đặt giữa trang giấy; phía dưới, bên phải là logo thu nhỏ in đen trắng, kích cỡ mỗi chiều không quá 3cm.
Mặt sau của trang giấy A4, tác giả ghi mã số tự chọn gồm 5 chữ số (ví dụ: 01234). Mỗi tác phẩm dự thi phải kèm theo một bài thuyết minh ý tưởng sáng tác (không quá 200 từ); trên bài thuyết minh ghi rõ mã số giống như mã số đã ghi ở mặt sau tác phẩm dự thi..
Ngoài những nội dung trên, mặt trước, mặt sau trang giấy không được ký tên và không được sử dụng bất cứ ký hiệu nào khác. Mỗi tác giả được gửi từ 1 đến 5 tác phẩm tham gia cuộc thi, mỗi tác phẩm dự thi phải ghi rõ mã số riêng.
Mỗi tác giả dự thi đều phải có một phiếu đăng ký dự thi theo mẫu. Hồ sơ dự thi được đặt trong 1 phong bì lớn, ngoài phong bì ghi rõ: bài dự thi Logo, nhãn hiệu công nhận “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam”.
Ban Tổ chức nhận tác phẩm dự thi từ nay đến hết ngày 30/9/2021 theo 2 hình thức: Gửi hồ sơ trực tiếp đến Ban Tổ chức hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ban Tổ chức về Phòng Mỹ thuật, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, số 38 Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội.
Kết quả cuộc thi sẽ được thông báo tại website: http://ape.gov.vn, tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên các phương tiện thông tin đại chúng…
Ban Tổ chức dự kiến sẽ trao 1 giải Nhất trị giá ba mươi triệu đồng; 1 giải Nhì trị giá mười triệu đồng, 1 giải Ba trị giá năm triệu đồng và 3 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá hai triệu đồng.
Lễ tổng kết và trao giải thưởng dự kiến được tổ chức vào tháng 11/2021.
Theo Tin tức TTXVN
- Cuộc hẹn đầu xuân (05/02)
- Dồn la dồn… (05/02)
- Nệm rơm nồng nàn (05/02)
- Làm “sống” không gian di sản (05/02)
- Đêm thơ “Nhịp điệu mới” mở đầu Festival Thơ Huế 2023 (05/02)
- Ngưỡng vọng từ lễ hội xuân (04/02)
- Thơ Nguyên tiêu của Hội thơ Hương Giang (03/02)
- Lễ hội cầu ngư và xuất quân đánh cá vụ Nam (02/02)
-
Đêm thơ “Nhịp điệu mới” mở đầu Festival Thơ Huế 2023
- Thơ Nguyên tiêu của Hội thơ Hương Giang
- Lễ hội cầu ngư và xuất quân đánh cá vụ Nam
- "NGƯỜI THƯƠNG NHỚ THƯƠNG" - Khúc ca Huế của Tào Khánh Hưng
- Phim “Nhà bà Nữ” hết Tết chưa hết “hot”
- Thai Dương Hạ vào hội cầu ngư
- Sắp ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
- Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế
- Khai hội đền Huyền Trân “ngưỡng vọng tiền nhân”
- Hạ nêu, khai ấn cung chúc tân xuân
-
Giá trị cửa biển Thuận An
- Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi
- Khai hội đền Huyền Trân “ngưỡng vọng tiền nhân”
- Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế
- Lễ hội cầu ngư và xuất quân đánh cá vụ Nam
- "NGƯỜI THƯƠNG NHỚ THƯƠNG" - Khúc ca Huế của Tào Khánh Hưng
- Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản đối mặt nhiều khó khăn
- Thai Dương Hạ vào hội cầu ngư
- Thơ Nguyên tiêu của Hội thơ Hương Giang
- Phim “Nhà bà Nữ” hết Tết chưa hết “hot”
- Thi công văn phòng Hà Nội
- Xem cách cắm lông công
- tủ locker 15 ngăn
- Khóa học thiết kế cấp tốc
- Dịch vụ khắc dấu logo lấy liền
- Thiết kế nội thất văn phòng
- Quy trình thiết kế logo chuyên nghiệp
- Dịch vụ thiết kế logo Blitz
- Nội thất bluecons
- Dịch vụ thiết kế nội thất 2023