ClockThứ Năm, 25/07/2019 10:14

Cưới xin cũng cần “cải tiến”

TTH - Nhiều người đúc rút rất vui: “Huế mình đám cưới luôn đúng giờ”, nghĩa là phải chờ “đúng 1 giờ đồng hồ”, tiệc mới bắt đầu dọn…

Cưới xin thì phải vui?!!

Cảnh đón dâu ở một đám cưới tại Huế

Tháng 6 âm lịch, trời vẫn nắng gay gắt như đổ lửa, mãi chưa thấy mưa. Nhiệt kế ngày nào cũng chỉ 39-400C không ai muốn ra khỏi nhà. Vậy mà không hiểu sao thiên hạ vẫn cưới rần trời. Thiệp cưới bay đến tấp nập, có tuần nhận tới 5 cái, có cái đi được, có cái trùng ngày giờ, phải gửi quà mừng kèm lời thông cảm. Ơn qua nghĩa lại, bà con họ hàng, quan hệ xã hội… đều không thể làm lơ, khổ thế!

Cưới mời 11h00, tranh thủ thời gian đi đúng giờ để về còn làm việc buổi chiều. Nhưng mười cái như chục. Khách đúng giờ nhưng chủ thì luôn chờ cho “đầy hôn trường” mới khởi động. Thành ra ai dù đi đúng giờ cũng phải chấp nhận đợi. Thường, mời 11h00 thì đến 12h00, mời 17h00 thì 18h00 mới bắt đầu buổi lễ. Cho nên, có nhiều người đúc rút rất vui: “Huế mình đám cưới luôn đúng giờ”, nghĩa là phải chờ “đúng 1 giờ đồng hồ”, tiệc mới bắt đầu dọn.

Rồi nào là “đưa dâu” lên sân khấu, nào là tứ thân phụ mẫu ra mắt, nào là rót rượu, dâng rượu, chạm cốc thông gia, cô dâu chú rể uống ly rượu “giao bôi”, cắt bánh kem… Chưa kể chương trình văn nghệ đinh tai nhức óc mà ai đi nhiều đám cưới thì thường thấy “lai lai” nhau. Có đám còn cho trình chiếu cả… phóng sự về cuộc tình của cô dâu chú rể trong thời gian tán tỉnh, tìm hiểu nhau nữa. Tất cả lại ngốn của quan khách thêm 30-45 phút nữa là ít. Rất khổ và rất ngao ngán!

Ai đi dự đám cưới về cũng rên, nhưng có điều “rất vui” là trong những người từng rên như vậy, đến khi tổ chức cưới xin cho con mình lại bắt người khác phải… rên trở lại (!).

Có lẽ đến lúc phải “cải tiến” bớt. Đúng giờ là nên khởi động, có trễ cũng nên vừa phải, không nên “hành hạ” quan khách quá đáng. Ai đến trễ, người nhà được phân công ở lại “ứng trực” tại tiền sảnh sẽ tiếp nhận quà mừng và hướng dẫn vào chỗ ngồi. Ai đã có ý không dự thì dù có đợi bao lâu họ cũng sẽ không đến. Cứ vậy dần dà sẽ thành nếp. Đúng giờ là văn minh, việc làm này chắc chắn sẽ được hoan nghênh chứ không ai phản đối.

Những khoản “lễ nghi truyền thống” thì đều đã làm tại gia đình, nên tại nhà hàng tiệc cưới cũng không nhất thiết phải “tái hiện”, mất thời gian mà chưa hẳn ai cũng hào hứng để xem. Chỉ cần cô dâu chú rể, cha mẹ 2 bên ra mắt, nói lời cảm ơn và bắt đầu tiệc. Sẽ gọn gàng, lịch sự và dễ thương chán. Và nữa, khoản âm nhạc tại tiệc cưới cũng cần phải xem lại. Nắng nôi, ngột ngạt như thế mà âm thanh cứ chí chát liên hồi. Chẳng trách có nhiều người cố “tránh chỗ cái loa”, thậm chí không ít người buộc phải ăn uống thì qua quýt ba miếng rồi tản cư cho lẹ.

Có câu “Ai chê đám cưới…”, nhưng góp ý để đám cưới ngày càng dễ thương, ngày càng văn minh lịch sự thì có lẽ không ai cấm cản.

Bài, ảnh: Thượng Bích

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch vụ nghề cưới tất bật trở lại sau nới lỏng giãn cách

Cuối tháng 9/2021, khi tình hình dịch cơ bản được kiểm soát, việc nới lỏng giãn cách cho phép hoạt động cưới xin trở lại. Các thợ ảnh vui mừng trở lại với công việc sau thời gian dài ngóng trông. Nhiều dịch vụ đi cùng cũng chung niềm vui đó.

Dịch vụ nghề cưới tất bật trở lại sau nới lỏng giãn cách
Ai là chủ hôn?!!

Đám cưới đứa cháu, do “thiếu kinh nghiệm” lại cảm thấy không được tự tin trước đám đông, anh chị tôi nhờ một người cậu đứng ra làm chủ hôn giúp. Tất nhiên cũng chẳng có gì phức tạp khó khăn, ông cậu vui vẻ nhận lời và cùng gia đình bàn, thống nhất “kịch bản” cho ngày đại sự của cháu diễn ra suôn sẻ.

Ai là chủ hôn
Lễ cưới trên độ cao 10.000m

Chuyến bay VN172 ngày 18/1 do Vietnam Airlines khai thác đã đánh dấu kỷ niệm đặc biệt của cô dâu N.T.H.Nhung và chú rể P.T.Đạt. Chuyến bay nằm trong hành trình đón cô dâu từ thành phố Đà Nẵng đến Thủ đô Hà Nội để tổ chức lễ thành hôn và chính thức về một nhà với chú rể.

Lễ cưới trên độ cao 10 000m
Nhiều hoạt động trở lại bình thường từ ngày 12/9

Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh, từ 12/9, một số hoạt động về lễ hội, nghi lễ tôn giáo, thờ tự, ma chay, cưới hỏi, tiệc mừng... được hoạt động trở lại nhưng vẫn phải tuân thủ các biện pháp, tiêu chí an toàn phòng, chống dịch COVID-19

Nhiều hoạt động trở lại bình thường từ ngày 12 9
Tái hiện lễ cưới của người Pa Cô

Theo truyền thống, con trai hay con gái Pa Cô sau thời gian tìm hiểu, yêu đương và quyết định tiến tới hôn nhân phải có trách nhiệm làm lễ báo cáo cho hai bên gia đình, nhà trai hay nhà gái trước tùy theo đôi trẻ lựa chọn.

Tái hiện lễ cưới của người Pa Cô

TIN MỚI

Return to top