ClockThứ Bảy, 25/07/2015 08:58

Cương vị nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ

TTH - Được phân công “đứng chân” tại nhiều đơn vị, đảm nhiệm các vị trí công tác khác nhau, chị Hoàng Thị Thủy hiện là Trưởng phòng 5 Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh, luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, được lãnh đạo ngành và đồng nghiệp tín nhiệm…
Chị Hoàng Thị Thủy

Vào ngành năm 1982, sau 5 năm tích lũy kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, chị Thủy vinh dự được bổ nhiệm kiểm sát viên (KSV) Viện KSND TP Huế. Năm 1999, KSV Hoàng Thị Thủy được bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện KSND huyện Phú Vang, sau đó được điều động lên công tác tại Phòng Xét xử phúc thẩm hình sự, Phòng Kiểm sát điều tra án hình sự Viện KSND tỉnh, rồi quay trở lại “lò tôi luyện” - Viện KSND TP Huế (đơn vị giải quyết số lượng án lớn và phức tạp nhất trên địa bàn tỉnh), giữ chức vụ Phó Viện trưởng. Là nữ, nhưng mấy chục năm liền dù ở đơn vị nào, vị trí công tác nào chị cũng được phân công giải quyết khâu hình sự, khâu “mũi nhọn” của ngành kiểm sát, vốn rất nhiều vất vả. Chị Thủy không thể quên những lần vượt mấy chục cây số lúc 2-3 giờ sáng trong tiết trời giá rét… đến địa bàn huyện Nam Đông, A Lưới hay xã Bình Điền (thị xã Hương Trà) kiểm sát khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông. “Nếu chậm trễ trong quá trình khám nghiệm hiện trường hay khám nghiệm sơ sài, sẽ không xác định được lỗi, không thể khởi tố bị can dẫn đến “thối án” (vụ án không giải quyết được)” - chị Thủy trăn trở. Trên cơ sở đó, chị tham mưu cho lãnh đạo ban hành thông báo rút kinh nghiệm, “ngăn chặn” sự sơ suất của điều tra viên hoặc thiếu trách nhiệm của KSV, góp phần giải quyết án đảm bảo đúng pháp luật.

Nhận nhiệm vụ mới là Trưởng phòng 5 (phòng kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự - hành chính - lao động - kinh doanh thương mại và các việc khác theo quy định của pháp luật), chị Thủy không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu trước một lĩnh vực khó, quá trình giải quyết nếu không nắm chắc luật nội dung, luật hình thức và những luật liên quan, các loại tranh chấp, các chứng cứ…. thì sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân. Thời điểm này, Bộ luật Tố tụng hành chính (BLTTHC) và Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) mới sửa đổi bổ sung. Là “đầu tàu” Phòng 5, chị Thủy càng phải dày công nghiên cứu, tìm ra điểm mới, điểm nhấn và những thẩm quyền được mở rộng, sau đó tập huấn lại cho Viện KSND cấp huyện, chuyển tải tất cả nội dung mới của các bộ luật nói trên bằng cách truyền đạt dễ hiểu, được lãnh đạo ngành và đồng nghiệp đánh giá cao.

Thông qua công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, chị Thủy và đồng nghiệp phát hiện những vi phạm, sơ hở trong công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn, dẫn đến sự chậm trễ trong việc cung cấp chứng cứ theo yêu cầu của tòa án, VKS. Trên cơ sở đó, Phòng 5 tham mưu cho lãnh đạo ban hành văn bản kiến nghị trực tiếp với chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các ban ngành liên quan thực hiện nghiêm túc BLTTDS và BLTTHC trong việc cung cấp chứng cứ, nhằm giúp các cơ quan tiến hành tố tụng sớm giải quyết vụ án, tránh để kéo dài gây bức xúc… Cũng từ phát hiện các vi phạm, kháng nghị của VKSND hai cấp được tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm chấp nhận, tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước. Đáng chú ý, từ đầu năm 2015 đến nay tỷ lệ án do Phòng 5 kháng nghị được chấp nhận 100% theo yêu cầu của VKS. “Dù ở cương vị công tác nào chị Hoàng Thị Thủy cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ, có nhiều đóng góp. Những cán bộ như chị Thủy là niềm tự hào của ngành chúng tôi” - Viện trưởng VKSND tỉnh Trần Đại Quang đánh giá.

Bài, ảnh: Phạm Thùy Chi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6: Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi

Cuộc đánh chiếm đảo Cô Lin của kẻ thù vào năm 1988 đã thất bại trước sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ Hải quân. Hình ảnh con tàu HQ 505 huyền thoại bốc cháy thành ngọn lửa quyết tử để giữ được đảo Cô Lin luôn in hằn trong trí nhớ người dân Việt Nam. Cô Lin ngày xưa kiên cường, Cô Lin ngày nay luôn chắc tay súng, thường trực cảnh giác để canh giữ trời biển. Gió biển vẫn mát rượi thổi vào đảo như tình yêu quê hương…

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6 Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Return to top