ClockThứ Bảy, 25/09/2021 12:43

“Cứu cánh” cho gạo OCOP

TTH - Hy vọng doanh nghiệp (DN) sẽ là “cứu cánh” cho hợp tác xã (HTX), nông dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo hữu cơ, sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm) trước đại dịch COVID-19.

Sản phẩm chủ lực cần được tiếp sức

Xay xát gạo hữu cơ tại HTXNN An Lỗ

Khuyến khích nông dân từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ, cung cấp cho cộng đồng và xã hội sản phẩm sạch, có lợi cho sức khỏe là mong muốn, mục tiêu hướng đến của các HTX hiện nay. Từ đó tạo điều kiện cho nông dân hợp tác, liên kết với các DN sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo hữu cơ, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế.

Tuy vậy đại dịch COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh lúa gạo chất lượng, việc tiêu thụ lúa gạo hữư cơ, sản phẩm OCOP đã không như kỳ vọng của các HTX và bà con nông dân. Sau sản phẩm gạo đỏ OCOP của HTX nông nghiệp Hương Phong (TP. Huế) khó đầu ra, đến lượt hàng loạt sản phẩm gạo hữu cơ, OCOP như An Lỗ, Thủy Thanh 2… đứng trước nguy cơ “phá sản”; trong đó có nguyên nhân do ảnh hưởng đại dịch COVID-19.

Giám đốc HTX nông nghiệp Thủy Thanh 2 (TX. Hương Thủy), ông Phùng Hữu Thạnh xác nhận, ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến thị trường tiêu thụ sản phẩm gạo OCOP của HTX cũng như toàn tỉnh rất khó khăn. Các DN tạm ngừng thu mua khiến tồn đọng một lượng lớn sản phẩm. Một số HTX buộc phải bán gạo OCOP với mức giá bình thường như bao sản phẩm khác để duy trì hoạt động. Với những khó khăn như hiện nay, nhiều khả năng sắp đến nông dân sẽ không tổ chức sản xuất lúa hữu cơ, OCOP...

Lúa hữu cơ tồn đọng tại HTXNN An Lỗ

Ông Nguyễn Ba, Giám đốc HTX nông nghiệp An Lỗ (Phong Điền) khẳng định, khó khăn thấy rõ nhưng HTX vẫn cố gắng bằng mọi cách duy trì sản xuất gạo hữu cơ, OCOP. Vụ hè thu mới đây và sắp đến, HTX vẫn cam kết, thu mua toàn bộ sản phẩm của các hộ tham gia mô hình lúa hữu cơ với giá ổn định. Trong khi sản phẩm thu mua từ người dân của HTX được xay xát, chế biến đến nay vẫn chưa thể tiêu thụ. HTX chấp nhận thiệt thòi nhằm duy trì và khuyến khích nông dân tham gia sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, an toàn.

Mặc dù sản suất, tiêu thụ lúa hữu cơ, OCOP còn gặp nhiều khó khăn do năng suất lúa còn thấp, thị trường chưa ổn định nhưng mô hình mở ra hướng đi mới, góp phần tác động tích cực, từng bước thay đổi nhận thức, tập quán canh tác của người dân. Đó là chuyển từ sản xuất sử dụng phân thuốc hóa học sang sử dụng phân hữu cơ, thuốc phòng trừ sâu bệnh có nguồn gốc từ sinh học, có lợi cho môi trường. Đồng thời, tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, từng bước hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Mới đây, Công ty CP Vật tư nông nghiệp tỉnh triển khai mô hình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ lúa gạo sạch, an toàn theo chuỗi giá trị. Đây là cơ hội lớn cho nông dân, các HTX trong việc duy trì, phát triển mô hình gạo hữu cơ, sản phẩm OCOP.

Giám đốc Công ty CP Vật tư nông nghiệp tỉnh, ông Trần Thuyên khẳng định, mục đích cốt lõi của công ty là hướng đến một nền kinh tế nông nghiệp “xanh - sạch - bền vững”. Mô hình sản xuất lúa theo hướng liên kết, khép kín, giám sát và thực hiện tất cả các khâu “giống - phân bón - kỹ thuật chăm sóc - thu mua lúa tươi - xay xát - thương mại”, giúp quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo đầu ra thuận lợi nhằm tạo sự gắn kết, tin tưởng cho nông dân.

Trong năm 2021, công ty triển khai mô hình cánh đồng mẫu, bao tiêu sản phẩm thông qua sự liên kết sản xuất với nông dân trên địa bàn tỉnh quy mô khoảng 500ha. Công ty vừa mới đầu tư xây dựng hoàn thành hệ thống lò sấy công suất khoảng 350 tấn lúa/ngày, đảm bảo chất lượng lúa ngay sau khi gặt nhằm hỗ trợ nông dân trong điều kiện thu hoạch gặp thời tiết không thuận lợi, giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất. Với công suất sấy, chế biến hiện nay, công ty cần tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm lúa trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở NN&PTNT đánh giá cao mô hình liên kết sản xuất lúa gạo chất lượng theo chuỗi giá trị của Công ty CP Vật tư nông nghiệp tỉnh. Mô hình mang lại lợi ích cho nông dân cũng như HTX nông nghiệp khi liên kết giữa “4 nhà” trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ổn định. Tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị còn giúp hộ nông dân từng bước tiếp cận và làm quen với mô hình sản xuất lúa gạo hàng hóa, chất lượng, góp phần duy trì, phát triển sản phẩm gạo OCOP trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sản phẩm để hút khách du lịch tàu biển

Trong hành trình mở rộng và thu hút khách quốc tế từ đường tàu biển, sản phẩm du lịch vẫn được xem là yếu tố cốt lõi. Ngành du lịch tỉnh đang nỗ lực hợp tác với các đối tác để nghiên cứu, xây dựng sản phẩm và đưa khách lên TP. Huế du lịch, trải nghiệm.

Sản phẩm để hút khách du lịch tàu biển
Sản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu

Không chỉ đảm nhận chức năng hàng lưu niệm, những sản phẩm được làm ra từ các làng nghề truyền thống còn mang trong mình sứ mệnh trang trí, đạo cụ cho những chương trình nghệ thuật. Những chiếc nón, hoa giấy, con diều đủ sắc màu đã giúp người xem hiểu hơn giá trị văn hóa làng nghề.

Sản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu
Tạo dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch

Thu hút và giữ chân du khách, đặc biệt là khách Tây hiện nay không chỉ nằm ở tài nguyên, sản phẩm du lịch hay cảnh quan văn hóa - lịch sử mà ở vẻ đẹp chân phương của con người, tính chuyên nghiệp trong cách làm du lịch và tạo được dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch, trải nghiệm của du khách.

Tạo dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch
Liên kết & nâng tầm thương hiệu

Câu chuyện về liên kết để nâng tầm thương hiệu sản phẩm làng nghề đã và đang được các doanh nghiệp (DN), làng nghề triển khai nhằm hiện thực hóa mục tiêu mở rộng cơ hội giao thương, góp phần bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống.

Liên kết  nâng tầm thương hiệu

TIN MỚI

Return to top