ClockThứ Bảy, 27/06/2015 15:33

Cứu cánh cho trái cây

TTH - Thông tin quả vải Việt Nam xuất sang Mỹ, Úc, Malaysia... được thị trường đón nhận tích cực, bán với giá hơn 200.000 đồng/kg, đem lại niềm vui và kỳ vọng cho người trồng vải nói riêng, các nhà vườn nói chung. Tuy vui, nhưng nhiều băn khoăn cũng đặt ra về hiệu quả của việc xuất khẩu trái cây, do sản lượng xuất khẩu thấp, chi phí cao.

Nước ta có nhiều loại trái đặc sản và trước quả vải đã có nhiều loại trái cây được xuất khẩu. Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), trong mấy tháng đầu năm 2015, có 4 loại trái cây tươi, gồm thanh long, chôm chôm, nhãn và xoài được xuất khẩu vào 4 thị trường khó tính là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand đạt trên 945 tấn, bằng 25,8% so với cả năm 2014. Đây là minh chứng thuyết phục về chất lượng trái cây Việt Nam đủ sức thỏa mãn những người tiêu dùng khó tính nhất.

Để đẩy mạnh xuất khẩu trái cây, nhất là đối với các loại trái cây mới, thị trường mới mở, Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho cả người trồng lẫn doanh nghiệp xuất khẩu. Đơn cử như quả vải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị không thu phí, lệ phí kiểm dịch thực vật đối với các lô quả vải tươi xuất khẩu bằng đường hàng không; các đơn vị bố trí nhân lực, trang thiết bị làm thủ tục kiểm dịch thực vật nhanh nhất cho các lô quả vải tươi xuất khẩu, kể cả làm ngoài  giờ, ngày nghỉ và ngày lễ.
Thực tế, trái cây Việt Nam tuy có nhiều tiềm năng xuất khẩu, nhưng để xuất khẩu được lại cả câu chuyện dài. Trước hết, để xuất khẩu được vào các thị trường khó tính, phải đảm bảo các yêu cầu về vùng trồng, kích cỡ, chất lượng, các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, cơ sở đóng gói, chiếu xạ kiểm dịch... Mới nghe đã ù tai, nản lòng. Trong khi đó, tập tục canh tác của nông dân nước ta lại chưa đáp ứng các điều kiện trên. Vì vậy, để hội nhập thế giới, vấn đề đặt ra cần quy hoạch lại các vùng trồng cây ăn quả theo hướng tập trung, gắn với việc áp dụng các quy trình trồng, chăm sóc hiện đại theo các tiêu chuẩn quốc tế. Theo quy luật thị trường, sản xuất, tiêu thụ quy mô lớn sẽ giản chi phí và ngược lại chi phí sẽ tăng cao, làm cho hiệu quả sản xuất, kinh doanh giảm. Chẳng hạn, với quả vải, số lượng xuất khẩu chỉ vài trăm tấn so với sản lượng trên 250 nghìn tấn mỗi năm thì khó kỳ vọng có sự thay đổi về hiệu quả kinh tế.
Cũng ở góc độ thị trường, xuất khẩu là một hướng tích cực nhưng không phải là tất cả. Với một đất nước trên 90 triệu dân, Việt Nam là một thị trường được nhiều quốc gia nhắm tới và có không ít loại trái cây ngoại đã được tiêu thụ ở nước ta. Vấn đề đặt ra là làm sao để sản phẩm này đến tay người dân một cách thuận lợi. Một cách làm hay của các tỉnh trồng vải là ký kết với TP Hồ Chí Minh hỗ trợ tiêu thụ quả vải tươi. Với các loại trái cây có mùa thu hoạch tập trung như dưa hấu, nếu được tổ chức tiêu thụ tốt sẽ không có chuyện dưa hấu ùn lên biên giới, đến bị thối rồi đổ đi; hay là những chuyến xe dưa “từ thiện” ấm tình, chỉ là giải pháp tình thế. Giải quyết đầu ra ngay trong nước chính là cách làm hiệu quả, cần có sự vào cuộc của các nhà quản lý, các doanh nghiệp và người dân...
Hoàng Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm

Ngày 19/4, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Điền tiếp nhận một cá thể trăn đất quý, hiếm của một người dân tự nguyện giao nộp.

Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm
Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

TIN MỚI

Return to top