ClockThứ Ba, 25/06/2019 21:07

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng đường mật nặng

TTH.VN - Chiều 25/6, các y, bác sĩ Bệnh viện (BV) Trung ương Huế cho biết, sau hơn 20 ngày tập trung hồi sức tích cực bệnh nhân Nguyễn Thị K. (84 tuổi, thôn Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh, Phú Lộc) bị sốc nhiễm trùng đường mật, tim chuẩn bị ngưng thở đã được cứu sống.

Bệnh viện Trung ương Huế khám và mổ tim nhân đạo cho 500 trường hợp nghèo tại Hà TĩnhThành lập Trung tâm Mắt - Bệnh viện Trung ương HuếChia sẻ tiến bộ mới trong phẫu thuật, điều trị ít xâm lấn bệnh lý gan mật tụyNối thành công bàn tay bị đứt lìa bằng phẫu thuật vi phẫu

Bà K. có tiền sử bị nhiễm trùng đường mật cách đây 3 năm đã được các y, bác sĩ BV Trung ương Huế cứu sống và sinh hoạt ổn định.

Tuy nhiên, ngày 1/6, bà K. đau bụng, sốt cao, khó thở được đưa vào Khoa Cấp cứu, BV Trung ương Huế và được chẩn đoán bị nhiễm trùng tiêu điểm gan mật.

Bệnh nhân K. đã tỉnh táo, ăn uống tốt chuẩn bị xuất viện trong vài ngày đến

Xác định đây là một trường hợp nguy hiểm nên chuyển đến Khoa Gây mê Hồi sức (GMHS) A, BV Trung ương Huế điều trị cấp cứu.

Tại đây tình trạng bệnh nhân diễn biến nặng, có nhiều nốt xuất huyết dưới da vùng bụng; các kết quả xét nghiệm cho thấy huyết áp giảm, ống mật chủ có nhiều sỏi, bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê.

Qua hội chẩn, tiếp tục nhận định bệnh nhân đang ở trong tình trạng sốc nhiễm trùng đường mật rất nặng, các y, bác sĩ Khoa GMHS A khẩn trương đặt nội khí quản cấp cứu kèm thở máy, sau đó hồi sức tích cực bằng chuyền dịch kháng sinh thuốc vận mạch, để ổn định hô hấp và tuần hoàn; đồng thời siêu lọc máu cho bệnh nhân.

Sau hơn 2 tuần hồi sức tích cực, sức khỏe bệnh nhân K. cải thiện rõ, cai được máy thở và ngắt được liều thuốc vận mạch, các chỉ số sống còn ổn định trở lại. Hiện, bệnh nhân đã tỉnh táo, ăn uống tốt, dự kiến sẽ xuất viện trong vài ngày tới.

Ths. bác sĩ Nguyễn Viết Quang Hiển, Trưởng Phòng hồi sức sau mổ, Khoa GMHS A, BV Trung ương Huế, cho biết, trường hợp bệnh nhân K. lớn tuổi bị sốc nhiễm trùng tái phát rất nặng, có tiền sử bệnh suy tim, tăng huyết áp, Khoa GMHS A đã sử dụng phác đồ điều trị sốc nhiễm trùng cập nhật kết hợp với đội ngũ y, bác sĩ giàu kinh nghiệm đã điều trị đưa bệnh nhân qua cơn nguy kịch.

Theo y văn, sốc nhiễm trùng là bệnh lý có tỷ lệ tỷ vong cao chiếm từ 40-50%, nếu không tập trung hồi sức tích cực diễn biến bệnh sẽ nặng dẫn đến suy đa phủ tạng, tỷ lệ tử vong lên 90%. Tuy nhiên, hiện nay, tại Khoa GMHS A đã dùng phác đồ điều trị "3 mũi giáp công" vừa thuốc kháng sinh, dịch chuyền- kiểm soát nhiễm khuẩn và siêu lọc máu thì tỷ lệ tử vong của bệnh này rất thấp, chỉ còn 10-20%.

Tin, ảnh: Minh Trường

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia

Ngày 17/4, Trung tâm Huyết học Truyền máu – Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với câu lạc bộ Sinh viên 5 tốt Đại học Huế, Ngân hàng Máu sống Cố đô và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho các bệnh nhân Hemophilia.

Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia
Hành trình hồi sinh của ba bệnh nhân được ghép tạng xuyên Việt

Từ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh, 3 tạng hiến được ê kíp đưa về Huế ghép cho 3 bệnh nhân trong ngày 2/4. Đây là một kỷ lục khác của Bệnh viện Trung ương Huế về ghép tạng xuyên Việt. Thừa Thiên Huế Online ghi lại hành trình thần tốc và nỗ lực giành lại sự sống cho người bệnh.

Hành trình hồi sinh của ba bệnh nhân được ghép tạng xuyên Việt
Bệnh nhân tim mạch tăng, nhiều ca nặng do nhập viện muộn

Từ thời điểm ra tết, tình trạng bệnh nhân bị tim mạch tăng đột biến 20-30% so với thường lệ khiến các y bác sĩ khá vất vả trong điều trị. Trung tâm tim mạch Bệnh viện Trung ương (TTTM BVTW) Huế tăng thêm giờ làm, bố trí phẫu thuật cả ngày nghỉ xử lý ca bệnh.

Bệnh nhân tim mạch tăng, nhiều ca nặng do nhập viện muộn

TIN MỚI

Return to top