Cựu thù Serbia, Kosovo đạt thỏa thuận đột phá
TTH.VN - Ngày 27-8, chính quyền Serbia và Kosovo bày tỏ sự hài lòng với thỏa thuận do Liên minh châu Âu (EU) làm trung gian, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù.
![]() |
Thủ tướng Serbia Aleksandar Vucic bày tỏ sự lạc quan về thỏa thuận với Kosovo Ảnh: Reuters |
“Chúng tôi đã đạt được hơn những gì chúng tôi hi vọng” - Thủ tướng Serbia Aleksandar Vucic mô tả về thỏa thuận đạt được ở Brussels (Bỉ). Thủ tướng Kosovo Isa Mustafa cũng đánh giá thỏa thuận này “là thành công lớn”.
Ngoại trưởng Kosovo Hashim Thaci đánh giá thỏa thuận này đồng nghĩa với việc “Serbia sẽ ký các văn bản công nhận chúng tôi là nước CH Kosovo độc lập”. Khoảng 120.000 người gốc Serb sống ở Kosovo, nơi 90% trong tổng số 1,8 triệu dân là người gốc Albania.
Một phần quan trọng của thỏa thuận là kế hoạch thành lập một hiệp hội các vùng do người Serbia quản lý ở Kosovo. Thủ tướng Vucic cho biết Serbia có thể sẽ cung cấp tài chính trực tiếp cho các vùng do người Serbia quản lý ở Kosovo.
Hai bên cũng đạt thỏa thuận về các vấn đề năng lượng và viễn thông. Serbia và Kosovo có mối quan hệ đầy khó khăn kể từ sau chiến tranh Kosovo. Serbia và Nga vẫn chưa công nhận tuyên bố độc lập của Kosovo năm 2008 dù nó được hơn 100 quốc gia thừa nhận.
Năm 2013, chính quyền Pristina và Belgrade ký thỏa thuận do EU làm trung gian nhằm bình thường hóa quan hệ. Tuy nhiên sau đó đàm phán gặp nhiều khó khăn. Mới đây Cao ủy Đối ngoại EU Federica Mogherini mô tả thỏa thuận ở Brussels “là bước tiến đột phá trong quá trình bình thường hóa quan hệ”.
Thỏa thuận này cũng là cơ hội đẩy nhanh tiến trình Serbia và Kosovo gia nhập EU. “Giờ đây chúng tôi không còn thấy rào cản nào đối với việc bắt đầu đàm phán giúp Serbia gia nhập EU” - ông Vucic nhấn mạnh.
Theo Tuổi Trẻ
- Triều Tiên tăng cường sản xuất thuốc, vật tư y tế chống sốt trên diện rộng (19/05)
- Chủ tịch QH Singapore tiếp Chủ tịch Nhóm hữu nghị Việt Nam-ASEAN (19/05)
- Ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến 1/6 số ca tử vong trên toàn cầu (19/05)
- Tiêm phòng COVID-19 cho trẻ: Hiệu quả từ công tác tuyên truyền và triển khai đồng bộ tại Singapore (19/05)
- Indonesia chưa xác định được mối liên hệ giữa bệnh viêm gan bí ẩn với COVID-19 (19/05)
- Quan hệ thân thiện gắn kết Trung Quốc – ASEAN là nền tảng cho tương lai thịnh vượng (19/05)
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài (18/05)
- Du lịch hàng không đang phục hồi mạnh, châu Á có xu hướng tụt lại phía sau (18/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc