ClockThứ Ba, 10/07/2018 14:17

Cựu Tổng thư ký LHQ sẽ làm Chủ tịch Ủy ban toàn cầu về thích ứng

TTH.VN - Vào tháng 10 này, một ủy ban toàn cầu giúp trao quyền cho các quốc gia và cộng đồng dễ bị tổn thương nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững sẽ được mở cửa, theo cựu Tổng thư ký Liên Hiệp quốc (LHQ) Ban Ki-moon.

Cape Town: Thiếu nước trầm trọng gây thảm hoạHơn 5 tỷ người có thể sẽ bị thiếu nước vào năm 2050Toàn cầu có thể sẽ phải đối mặt với vấn nạn thiếu nướcTổng thư ký Ban Ki-moon chào tạm biệt Liên Hiệp quốc

Cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon phát biểu tại Tuần lễ Nước Quốc tế Singapore ngày 10/7. Ảnh: SIWW

Trong một phiên đối thoại tại Tuần lễ Nước Quốc tế Singapore (SIWW) ngày hôm nay (10/7), ông Ban Ki-moon cho hay, ông sẽ làm Chủ tịch của Ủy ban toàn cầu về thích ứng, cơ quan bao gồm nhà lãnh đạo đương nhiệm và cựu lãnh đạo các Chính phủ, cũng như các lãnh đạo doanh nghiệp.

"Chúng ta phải làm nhiều hơn nữa để viện trợ và hỗ trợ những nỗ lực bền vững bằng cách thúc đẩy một quan hệ đối tác, để chúng ta có thể giảm thiểu và thích ứng với hiện tượng biến đổi khí hậu hiện nay", ông Ban Ki-moon khẳng định.

Đáng chú ý, cựu Tổng thư ký LHQ nhấn mạnh: “Nguồn cung cấp nước của hành tinh chúng ta đang chịu căng thẳng do biến đổi khí hậu gia tăng”. Trong đó, thực hành quản lý yếu kém, tăng dân số và đầu tư cơ sở hạ tầng không đầy đủ cũng làm trầm trọng thêm những vấn đề về nước.

"Một số quốc gia hiện đang cảm thấy sự căng thẳng của cuộc khủng hoảng nước; chẳng hạn như, Ấn Độ hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nước tồi tệ nhất trong lịch sử của quốc gia này, trong khi thủ đô Cape Town của Nam Phi đang đến gần “Ngày Zero”, ngày mà toàn bộ thành phố Cape Town rơi vào tình trạng cạn kiệt nước. Biến đổi khí hậu sẽ càng làm phức tạp hơn nữa tình trạng này, nếu chúng ta không hành động ngay hôm nay. Một nhu cầu cấp bách về cách tiếp cận thích hợp và tăng cường để quản lý nước đang là vấn đề nổi lên hiện nay”, ông Ban Ki-moon nói thêm.

Trong một động thái liên quan, Tổng thư ký LHQ ca ngợi Singapore là một hình mẫu tốt về việc sử dụng đầy đủ các cải tiến để cải thiện quản lý nước.

Bên cạnh đó, ông Ban Ki-moon cũng khuyến khích các cá nhân và Chính phủ đóng vai trò trong việc thực hiện hành động khí hậu; đồng thời kêu gọi: "Những vấn đề của chúng ta, cũng như các giải pháp cho những vấn đề này mang tính toàn cầu. Chúng ta hãy làm việc cùng nhau để làm cho thế giới này tốt đẹp hơn. Khi chúng ta làm việc cùng nhau, chúng ta có thể đạt được những gì đã hoạch định".

Thanh Ngân (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguồn cung nước và năng lượng ở châu Á đối mặt nhiều nguy cơ do biến đổi khí hậu

Reuters ngày 24/5 dẫn thông tin từ các nhà nghiên cứu cho biết sự gián đoạn liên quan đến khí hậu đối với hệ thống nước quan trọng ở vùng Hindu Kush - Himalaya đang gây rủi ro cho sự phát triển kinh tế và an ninh năng lượng ở 16 quốc gia châu Á. Theo đó, các chuyên gia nhấn mạnh cần có hành động phối hợp để bảo vệ dòng nước trong khu vực.

Nguồn cung nước và năng lượng ở châu Á đối mặt nhiều nguy cơ do biến đổi khí hậu
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF):
190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước

Một phân tích mới từ Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho thấy, khoảng 190 triệu trẻ em ở 10 quốc gia châu Phi có nguy cơ cao nhất từ sự kết hợp của 3 mối đe dọa liên quan đến nước bao gồm: Nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân (WASH) không đầy đủ; những bệnh liên quan; và các hiểm họa khí hậu.

190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
Return to top