ClockThứ Sáu, 18/10/2019 10:34

Đa dạng nguồn lực giúp người nghèo

TTH - Hỗ trợ hộ nghèo mượn vốn sản xuất, đa dạng hình thức vận động Quỹ “Vì người nghèo”… là những nỗ lực của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) huyện Phú Lộc nhằm huy động các nguồn lực giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn.

Tạo nguồn lực cho người nghèo thoát nghèo bền vữngChống tái nghèo để giảm nghèo bền vững

Khánh thành nhà Đại đoàn kết tại huyện Phú Lộc

Trợ lực vươn lên

Từng bước vươn lên thoát nghèo nhờ mô hình “Cho hộ nghèo mượn vốn sản xuất” là trường hợp của gia đình chị N.T.N (tổ dân phố 6, thị trấn Phú Lộc). Chồng bị mất khả năng lao động, gánh nặng kinh tế cả gia đình đặt lên vai chị N. khiến cuộc sống thêm khó khăn, bao năm nay chị vẫn ấp ủ ước mơ thoát nghèo.

Cách đây khoảng 3 năm, chị N được Mặt trận địa phương động viên và tạo điều kiện mượn 5 triệu đồng vốn sản xuất. Như được tiếp thêm động lực, chị N. mạnh dạn vay mượn họ hàng, người thân để mở hàng ăn uống nhỏ tại nhà. Vượt qua những ngày đầu “khởi nghiệp” nhiều khó khăn, hiện cửa hàng của chị đã đông khách hơn và chuyển sang bán cả ngày với nhiều món ăn đa dạng.

“Lúc đầu tôi cũng lo lắm, may mà quán được bà con xung quanh ủng hộ nên giờ kinh tế gia đình cũng khấm khá hơn. Tôi đã sắm sửa được nhiều vật dụng mới trong nhà”, chị N. hồ hởi.

Ông Nguyễn Văn Hiệp, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN thị trấn Phú Lộc thông tin, 5 năm qua, Ban vận động và quản lý Quỹ "Vì người nghèo” thị trấn đã duy trì mô hình cho hộ nghèo mượn vốn sản xuất với nguồn vốn 90 triệu đồng; qua đó có 31 lượt hộ mượn vốn. Mô hình trên đã mang lại hiệu quả thiết thực, nhiều hoàn cảnh khó khăn được tiếp thêm động lực, ý chí để tìm kiếm sinh kế và sớm vươn lên thoát nghèo.

Quỹ “Vì người nghèo” thị trấn Phú Lộc còn tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ người nghèo thiết thực. Giai đoạn 2013 - 2019, quỹ trực tiếp vận động và hỗ trợ xây dựng 8 nhà Đại đoàn kết với tổng trị giá 140 triệu đồng và giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn hoạn nạn 9,5 triệu đồng. Ngoài ra, bằng các nguồn khác đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 126 nhà, trị giá ước tính trên 3,2 tỷ (nhà tình nghĩa, nhà Đại đoàn kết, nhà tình thương…).

Bà Lê Thị Hồng Vân, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện Phú Lộc cho biết, việc cho hộ nghèo mượn vốn sản xuất được triển khai rộng khắp các xã trên địa bàn huyện. Chỉ tính riêng từ tháng 9/2018 đến tháng 9/2019, Mặt trận các cấp hỗ trợ 104 trường hợp mượn vốn sản xuất từ nhiều nguồn, với tổng số tiền trên 1,3 tỷ đồng và 15 trường hợp mượn vốn từ Quỹ “Vì người nghèo” với số tiền hơn 62 triệu đồng.

Đa dạng hình thức vận động

Cuộc vận động Quỹ "Vì người nghèo” trên địa bàn huyện đã thu hút sự tham gia ủng hộ của các tầng lớp nhân dân và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Hình thức vận động được Mặt trận các cấp đa dạng hóa như: tổ chức đêm văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân để ủng hộ quỹ; vận động trực tiếp tại các hộ dân; tổ chức “Tháng cao điểm vì người nghèo”, kêu gọi ủng hộ tại Ngày hội Đại đoàn kết…

“Mỗi địa phương đều có các cách thức vận động Quỹ “Vì người nghèo” khác nhau, tùy vào tình hình thực tế. Đây là hoạt động xuyên suốt của Mặt trận các cấp nhằm chăm lo cho các hoàn cảnh khó khăn; đặc biệt chú trọng hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo”, bà Lê Thị Hồng Vân cho hay.

Theo thông tin từ Ủy ban MTTQVN huyện Phú Lộc, từ tháng 9/2018 - 9/2019, Quỹ “Vì người nghèo” của Mặt trận các cấp trong huyện đã vận động hơn 700 triệu đồng. Qua đó, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 10 ngôi nhà, 260 suất học bổng cho học sinh nghèo, 268 trường hợp khó khăn đột xuất…

Theo đánh giá của Ủy ban MTTQVN tỉnh, Mặt trận huyện Phú Lộc là một trong những đơn vị vận động hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo” và có nhiều mô hình, cách làm hay khuyến khích người dân tự lực vươn lên.

Năm 2019, Ủy ban MTTQVN huyện Phú Lộc đề ra nhiệm vụ tập trung phát huy vai trò của Mặt trận các cấp và các tổ chức chính trị, xã hội; người có uy tín;cá nhân tiêu biểu trong công tác giảm nghèo bền vững. Trong đó, tăng cường vận động các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp cùng chung tay hỗ trợ, chia sẻ để người nghèo vươn lên thoát nghèo. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo ở huyện trong năm nay còn 5%.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Viện Kiểm sát Nhân dân 2 cấp: Đa dạng, linh hoạt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Với chức năng là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) hai cấp của tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; qua đó, góp phần giúp người dân hiểu biết và nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật.

Viện Kiểm sát Nhân dân 2 cấp Đa dạng, linh hoạt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Hạnh phúc khi đến với người nghèo

Ngoài 70 tuổi, bà Hồ Thị Châu, hội viên phụ nữ phường Xuân Phú, TP. Huế tự nhận mình là người hạnh phúc. Trên chiếc xe máy, ngày ngày bà vẫn miệt mài đi tìm và đến với người nghèo. Hơn 20 năm, bà vẫn muốn làm công việc thiện nguyện theo bà từ thời con gái. Bà Châu cũng là gương mặt phụ nữ tiêu biểu vì cộng đồng được Hội LHPN tỉnh tuyên dương năm 2023.

Hạnh phúc khi đến với người nghèo
Return to top