ClockThứ Hai, 21/06/2010 17:31

Đã đến lúc chấm dứt những bất hợp lý trong quản lý xăng – dầu

TTH - Ngay từ đầu tháng 5, giá dầu thô thế giới giảm mạnh, kéo theo sự sụt nhanh giá xăng - dầu (giá xăng 92 bình quân nửa đầu tháng 5/2010 là 87,95 USD/thùng, tiếp đó là sự sụt giá đến mức thấp nhất).

Thế nhưng ở ta, mãi đến 28/5/2010, xăng mới hạ giá, sau bao ngày chờ đợi mỏi mòn của mọi người! Chúng ta cần nhìn lại để thấy và để khắc phục những bất cập trong kinh doanh mặt hàng này.

Điều mà đã trở thành thông lệ và nỗi ám ảnh trong tâm thức dân chúng là giá xăng khi tăng thì rất nhanh, rất hối hả, có khi còn tăng nhanh hơn giá thế giới, nhưng khi cần phải được hạ giá thì giảm rất chậm chạp, mặc dầu đã có quy định là phải theo sát giá thị trường! Nên chăng cần xóa tình trạng bất hợp lí: lặp đi lặp lại nhiều lần việc tăng và giảm giá xăng-dầu rất không bình thường? Rõ ràng là nếu tăng giá xăng vội và sốc (từ:TS Nguyễn Quang A) và giảm giá chậm quá đã làm ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Điều này ta thấy rõ trong lần tăng giá xăng ngày mồng 8 Tết và những hệ lụy.
 
Chúng ta đã có Nghị định mới do Liên Bộ Công thương –Tài chính đề lên Chính Phủ duyệt nhằm điều tiết giá xăng-dầu sát với thị trường. Nhưng trong đợt vừa qua, như đã nói trên, giá xăng dầu thế giới đã hạ nhiệt từ lâu mà giá xăng trong nước vẫn ở mức cao ngất trước 28/5, bất chấp sự phản đối của đại diện người tiêu dùng (ông Nguyễn Mộng Hùng), các chuyên gia, cũng như sự bất bình của quần chúng.
 
Và điều đáng nói là không một ai đã có thể điều chỉnh được giá xăng cho tới khi Tổng công ty Petrolimex đồng ý hạ giá! Chính một Bộ trưởng trong các Bộ quản lí giá cả đã nói, đại ý: việc hạ giá xăng thuộc quyền của các đơn vị kinh doanh(KD)! Ở ta không những đã có Nghị định 84 về kinh doanh xăng - dầu, mà lại có những Bộ đầy quyền lực quản lí, vậy việc tiến hành điều tiết theo hướng xã hội chủ nghĩa nằm trong tầm tay quản lí. Ấy thế mà vấn đề giá xăng dầu vẫn là một điều nhức nhối: lại vẫn lặp lại như xưa! Rõ ràng là chưa thể nói là không còn điều bất hợp lí trong việc tăng, giảm giá đang đòi hỏi phải được giải quyết!
 
Việc đưa KD xăng dầu vào quỹ đạo thị- trường- hóa là quyết định đúng, song, nếu ngoài 11 đơn vị độc quyền KD đầu mối sẵn có cũ, không mở rộng thêm những nhà KD khác, đặc biệt, không cơ cấu một đơn vị (KD) ngang tầm Petrolimex- đơn vị hiện đang chiếm tới khoảng 60% thị phần, thì không thể chống được độc quyền trong kinh doanh, không tạo được cạnh tranh công bằng! Ngay việc: một cơ sở KD ở TP Hồ Chí Minh đề nghị trong KD dầu diesen, không cần trích quỹ bình ổn (giá xăng-dầu) nữa đã có lãi rồi, nhưng “đại gia” Petroolimex im lặng, nên không hề có viêc đình chỉ trích quỹ trên, điều đó nói lên phần nào ta chưa thị trường hóa đúng nghĩa của nó.
 
Đây là một bất hợp lí cần được khắc phục: chủ trương thị trường hóa KD xăng –dầu nhưng không xoá bỏ nhân tố dẫn đến độc quyền trong kinh doanh.
 
Cứ xem cạnh tranh công bằng trong các đơn vị viễn thông, chúng ta thấy rõ tác động của việc chống độc quyền trong kinh doanh.
 
Nói đến giá xăng dầu nhiều người ngay tới việc nhiều lần nhà KD, vì lợi ích của mình, đã tăng, hạ giá không hợp lí và có lẽ là các nhà quản lí đã có phần gượng nhẹ đối với các đầu mối kinh doanh! Nhưng có đơn vị KD lâu nay vẫn kêu là bị lỗ, kể cả khi giá xăng dầu thấp. Mọi người ngạc nhiên và nghi ngờ tính chính xác của lời phàn nàn đó! Song cho đến nay chưa có cuộc thanh, kiểm tra, chưa kiểm toán bất kỳ một đơn vị KD xăng –dầu, để biết hoạt động của họ có lãi hay thua lỗ . Điều bất hợp lí này có thể và nên được khắc phục ngay!
 
Quản lí xăng-dầu là công tác khó khăn, nhưng, thực hiện lời Bác Hồ: việc gì có lợi cho dân thì cán bộ làm: đưa giá xăng dầu sát với thị trường, xóa bỏ độc quyền, tăng cường kiểm tra sẽ mang lại nhiều lợi ích cho dân.                                                                                  
                                                                      Hoàng Bảo
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quẩn quanh chuyện ăn

Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      

Quẩn quanh chuyện ăn
Return to top