Đã đến lúc kiểm tra chặt chuẩn đầu ra
TTH - Nâng cao chất lượng đầu ra của giáo dục đại học, đặc biệt là chuẩn đầu ra của sinh viên sư phạm là điều được xã hội quan tâm hiện nay. Chuẩn đầu ra sinh viên sư phạm cần phải thay đổi như thế nào để đáp ứng nhu cầu của xã hội - đó là vấn đề được đặt lên bàn nghị sự của Hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học sư phạm lần V được tổ chức tại Trường đại học Vinh vào cuối tháng 3 vừa qua.
![]() |
PGS.TS. Nguyễn Thám |
Nhìn nhận về chuẩn đầu ra ngành sư phạm hiện nay, PGS.TS.Nguyễn Thám, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm - Đại học Huế, cho rằng:
Nội hàm của chuẩn đầu ra thể hiện chất lượng sản phẩm đào tạo. Chuẩn đầu ra phải được xây dựng, điều chỉnh và công bố công khai hàng năm để xã hội giám sát, để các giảng viên, người học phấn đấu đạt chuẩn ấy. Thực tế, các đại học nói chung và các trường đại học sư phạm nói riêng xây dựng chuẩn đầu ra lâu rồi. Chuẩn đầu ra này dựa trên ba lĩnh vực chính là phẩm chất chính trị, kiến thức và kỹ năng, nhưng có một thực trạng chung là chuẩn đầu ra của các trường đại học ở Việt Nam còn chung chung, khó đánh giá được chuẩn. Do vậy, cần điều chỉnh chuẩn đầu ra và đặc biệt là đối với ngành sư phạm thì càng phải thay đổi trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông sắp tới.
Tại Hội nghị hiệu trưởng các trường đại học sư phạm lần thứ V, hiệu trưởng của 7 trường đại học sư phạm trên cả nước đã cùng nhau bàn về chuẩn đầu ra và lộ trình xây dựng chuẩn đầu ra chung của sinh viên sư phạm nhằm thống nhất chương trình đào tạo giáo viên cho cả nước và đổi mới chương trình sách giáo khoa. Theo kế hoạch tháng 5-6/2015 sẽ phải hoàn chỉnh chuẩn đầu ra. Trên cơ sở chuẩn đầu ra này, các trường đại học sư phạm sẽ điều chỉnh chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, tức mọi hoạt động đào tạo để sinh viên ra trường đáp ứng chuẩn đó. Tại hội nghị, các trường đại học sư phạm cam kết sẽ sử dụng chuẩn đầu ra chung này vì đã đào tạo giáo viên thì chuẩn chung của giáo viên phải tương đồng với nhau.
![]() |
PGS.TS.Nguyễn Thám, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm trao bằng tốt nghiệp cho các tân cử nhân khóa 2010-2014 |
Những thay đổi về chuẩn đầu ra sinh viên sư phạm được đưa ra tại hội nghị cụ thể là gì, thưa ông?
Trước đây chuẩn đầu ra chú trọng kiến thức, giờ chú trọng năng lực, tất nhiên những chuẩn này sẽ không chung chung mà phải thể hiện bằng các hành vi có thể đo được. Chẳng hạn như sắp tới chúng ta sẽ xây dựng cho được chuẩn đầu ra về chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp,...; chuẩn năng lực giáo dục (chẳng hạn như năng lực tìm hiểu đối tượng học sinh, những kỹ năng giáo dục học sinh trong những môi trường khác nhau,...); chuẩn về năng lực dạy học (ví dụ nắm kiến thức thế nào, sử dụng phương pháp ra sao, kiểm tra đánh giá thế nào,...), dạy học trước đây chủ yếu là cung cấp kiến thức thì giờ dạy học còn phải rèn luyện phẩm chất và năng lực cho học sinh;...
Hiện, 7 trường đại học sư phạm đã giới thiệu từ 2-3 chuyên gia để tập hợp lại thành một nhóm và sẽ mời thêm một số chuyên gia trong nước và quốc tế vì trong điều kiện hội nhập quốc tế, chuẩn đầu ra của nước ta phải tương đương với chuẩn các trường đại học tiên tiến vùng Đông Nam Á. Sau khi nhóm này xây dựng xong chuẩn đầu ra chung, các ngành trong các trường sư phạm sẽ xây dựng chuẩn cho ngành mình trên cơ sở chuẩn chung đó. Trường đại học Sư phạm Huế sẽ cố gắng hoàn chỉnh và áp dụng chuẩn đầu ra này kể từ năm học 2015-2016 sau khi tuyển sinh.
|
Một chuẩn đầu ra quan trọng nữa là năng lực phát triển nghề nghiệp vì các trường đại học sư phạm đào tạo sinh viên ra làm giáo viên nhưng bản thân sinh viên sau khi ra trường không được dừng lại mà phải nâng cao năng lực nghề nghiệp bằng cách tự học tập, tự rèn luyện nâng cao trình độ, nghiệp vụ, ngoại ngữ... Một chuẩn đầu ra cũng rất cần nữa là năng lực về phát triển chương trình. Giáo viên phổ thông rất cần năng lực đó vì sắp tới trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo viên phải vận dụng để xây dựng chương trình dạy phù hợp với từng vùng, miền.
Có quan điểm cho rằng đầu vào cứ thoải mái nhưng các trường đại học phải siết chặt ở đầu ra. Ngược lại nhiều ý kiến cho là chất lượng đầu vào không tốt thì làm sao chất lượng đầu ra tốt được. Quan điểm của ông như thế nào?
Tôi cho rằng, có mối quan hệ tương hỗ: đầu vào tốt mà quá trình đào tạo, kiểm soát chất lượng “đầu ra” tốt thì đầu ra sẽ tốt; nhưng đầu vào tốt mà quá trình đào tạo và kiểm soát chất lượng đầu ra chưa tốt thì sản phẩm chưa chắc đã tốt. Ngược lại, cũng có những trường hợp “đầu vào” chưa tốt nhưng quá trình đào tạo được kiểm tra chặt thì kết quả đầu ra vẫn có thể rất tốt. Trên thế giới có một số trường tổ chức thi đầu vào nhưng cũng có trường chỉ ghi danh chứ không thi, tuy nhiên những trường này kiểm soát chặt đầu ra, sinh viên nào đạt chuẩn thì ra, chưa đạt thì cứ tiếp tục học mãi 9-10 năm chưa ra trường được. Chúng ta chưa có cái gọi là văn hoá kiểm tra chặt chẽ đầu ra. Đã đến lúc phải kiểm tra chặt chuẩn đầu ra.
Nhưng kiểm tra bằng cách nào, thưa ông?
Bản thân các thầy cô giáo tại các trường đại học có ý nghĩa rất quyết định trong dạy học, trong đánh giá sinh viên, xem sinh viên nào đạt chuẩn, sinh viên nào chưa. Và cách thức tổ chức đào tạo làm sao để sinh viên phải đạt chuẩn mới ra được. Tất nhiên các cơ quan chức năng sẽ có sự kiểm tra kiểm soát nhưng cái chính là trách nhiệm của các trường, trách nhiệm của từng giảng viên. Đã đến lúc, nhận thức của từng trường phải nâng lên, phải đổi mới cách nghĩ, cách làm của mình...
Ngọc Hà (thực hiện)
- Trường đại học Khoa học ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp (21/05)
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ III: Hãy tin & hy vọng (21/05)
- Lập Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT đến cấp huyện: Chủ động xử lý trường hợp phát sinh (21/05)
- Nhu cầu tuyển dụng vượt hơn gấp đôi số sinh viên ra trường (21/05)
- Trao 32 suất học bổng AMA cho sinh viên Trường đại học Sư phạm (21/05)
- Nghiên cứu để cùng yêu thích và học tốt môn văn (21/05)
- Ngày hội việc làm lớn nhất từ trước đến nay của Trường ĐH Nông Lâm (20/05)
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi (20/05)
-
“Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- Giáo dục phổ thông mới ở A Lưới
- Cha mẹ phải là chỗ dựa tinh thần tin cậy cho con
- Xét tuyển học bạ năm 2022: Lưu ý về chỉ tiêu, điều kiện xét tuyển
- Sẵn sàng phương án trước những thay đổi về tuyển sinh
- Tái khởi động các sân chơi kỹ năng
- Giáo dục thể chất trong trường học: Không thể xem nhẹ
- Cần tìm hướng đi mới trong tuyển sinh ngành nghệ thuật, du lịch
- Đội tuyển toán có 100% học sinh đoạt giải quốc gia
- Hướng dẫn đặc biệt của Bộ GD&ĐT trước giờ 'G' đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2022
-
Cha mẹ phải là chỗ dựa tinh thần tin cậy cho con
- Gốm nhẹ không nung từ trấu và vỏ hàu
- Linh hoạt, thích ứng
- Tháo gỡ khó khăn trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
- Kiến thức giấy
- Trường đại học Sư phạm triển khai tốt công tác bồi dưỡng giáo viên
- Tuổi trẻ Trường đại học Nông Lâm chú trọng học tập và làm theo lời Bác
- Trao thưởng cho học sinh đoạt giải quốc gia năm học 2021-2022
- Không để các em ngại nói tiếng Việt
- Trường ĐH Khoa học trao bằng cho 88 tân tiến sĩ, thạc sĩ
-
“Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ III: Hãy tin & hy vọng
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ 1: Khung cửa hẹp & những bất ngờ
- Giáo dục phổ thông mới ở A Lưới
- Linh hoạt, thích ứng